✅ Tính toán chính xác lượng tín chỉ carbon (1 tín chỉ = 1 tấn CO₂eq)
✅ Lập kế hoạch thu thập dữ liệu đúng ngay từ đầu
✅ Tối ưu hóa quy trình tiết kiệm thời gian & chi phí
✅ Hạn chế rủi ro pháp lý
✅ Tiếp cận được thị trường carbon và mua bán tín chỉ
✅ Chuẩn bị sẵn sàng khi cần thẩm định, xác minh
✅ Sử dụng được trong báo cáo ESG
✅ Xây dựng được hồ sơ, bản đồ, dữ liệu quản lý dự án để quản lý nội bộ
Tổng tiền:
Liên hệ
Mô tả/ Lợi ích
Thông tin chi tiết
Tính toán tín chỉ carbon (tín chỉ các-bon) để sẵn sàng gia nhập vào thị trường mua bán tín chỉ carbon trong nước và quốc tế. Theo Nghị định 119/2025/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 1/8/2025, sàn giao dịch tín chỉ carbon sẽ được thử nghiệm từ năm 2025 - 2028 và chính thức hoạt động vào năm 2030. Hiện nay tín chỉ carbon mới chỉ được giao dịch mua bán thông qua các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ (NGO) có dự án tài trợ.
Tín chỉ carbon (Carbon Credit) còn được gọi là bù trừ carbon hoặc Giảm Phát thải Xác minh (VER), được tạo ra khi một tấn khí nhà kính (GHG) được tránh, giảm hoặc loại bỏ được quốc tế công nhận và có thể giao dịch. Tín chỉ carbon có thể được mua bán, chuyển nhượng, trao đổi trên các sàn giao dịch trong nước và quốc tế, thường thông qua các dự án tín chỉ carbon.
1 tín chỉ carbon = 1 tấn CO₂ tương đương (CO₂eq) được:
Khoản bù trừ này có thể được sử dụng để giải quyết các phát thải trực tiếp và gián tiếp liên quan đến hoạt động của một tổ chức (ví dụ: phát thải từ lò hơi được sử dụng để sưởi ấm tòa nhà văn phòng của tổ chức hoặc từ các chuyến công tác của nhân viên). Giảm phát thải khí nhà kính từ một địa điểm có thể được sử dụng để "bù trừ" lượng phát thải xảy ra ở một nơi khác.
Thời gian và chi phí làm tín chỉ carbon sẽ phụ thuộc quy mô, loại hình dự án (trồng rừng, nông nghiệp carbon thấp, năng lượng tái tạo, xử lý rác thải...), thị trường đăng ký và xây dựng năng lực hồ sơ. Dưới dây là một số tác động ảnh hưởng đến chi phí và thời gian:
- Khảo sát ban đầu, đánh giá tính khả thi
- Lập tài liệu thiết kế dự án
- Loại hình dự án (trồng rừng thường đắt hơn năng lượng do cần đo sinh khối, ảnh vệ tinh, drone).
- Diện tích/Quy mô phát thải hoặc hấp thụ.
- Số lần xác minh.
- Tính toán lượng tín chỉ carbon dự kiến
- Thẩm định
- Triển khai đo lường, giám sát
- Xác minh
- Hoàn thiện hồ sơ xin cấp tín chỉ carbon
- Cấp tín chỉ carbon
- Duy trì hàng năm (cần giám sát, đo lường và xác minh định kỳ hàng năm hoặc 5 năm/lần)
....
OMPQI luôn đồng hành cùng Doanh nghiệp phát triển bền vững. Hỗ trợ tận tâm, Miễn phí khảo sát báo giá toàn quốc.
Để nhận được báo giá chi tiết, Quý khách hàng vui lòng Liên hệ ngay Hotline: 0915 971 369 hoặc đăng ký nhận báo giá tại đây.
Các câu hỏi thường gặp về tín chỉ carbon doanh nghiệp nên quan tâm
Những loại dự án nào đủ điều kiện tham gia tín chỉ carbon?
- Trồng rừng, phục hồi rừng, nông nghiệp carbon thấp.
- Xử lý rác thải, khí thải mêtan.
- Dự án năng lượng tái tạo (điện mặt trời, điện gió).
- Hiệu quả năng lượng.
- Chuyển đổi nhiên liệu sạch.
Các hoạt động giảm phát thải khác được phép theo quy định.
Doanh nghiệp cần chuẩn bị gì khi muốn làm tín chỉ carbon?
Dữ liệu phát thải hoặc hấp thụ hiện tại, kế hoạch mở rộng.
Hồ sơ đất, hồ sơ pháp lý dự án, hồ sơ trồng rừng/nông nghiệp.
Khả năng đo lường, giám sát diện tích (bằng drone, ảnh vệ tinh hoặc kế hoạch thuê đo).
Kế hoạch dài hạn từ 5–10 năm để duy trì tín chỉ.
Làm tín chỉ carbon có bắt buộc không?
Hiện tại ở Việt Nam chưa bắt buộc với tất cả doanh nghiệp.
Tuy nhiên, một số ngành phát thải lớn (xi măng, thép, điện, hóa chất) sẽ phải tham gia thị trường carbon bắt buộc theo lộ trình Nghị định 06/2022/NĐ-CP; Nghị định 119/2025/NĐ-CP
Doanh nghiệp tự nguyện thực hiện để bán tín chỉ hoặc phục vụ báo cáo ESG.
Nếu dự án không được cấp tín chỉ thì sao?
Doanh nghiệp không thể bán tín chỉ ra thị trường, gây lãng phí chi phí.
Để tránh rủi ro, cần đánh giá tính khả thi kỹ lưỡng, baseline và các yêu cầu bổ sung trước khi nộp hồ sơ. Đơn vị tư vấn (OMOPQI) sẽ là lựa chọn hợp lý để tiết kiệm chi phí và thời gian.
Nếu tôi trồng rừng lấy gỗ để làm nguyên liệu đốt hoặc làm sản phẩm (bàn, ghế) thì có tính được tín chỉ carbon không?
Trồng rừng lấy gỗ là dự án rất đặc thù, thông thường cần thời gian cam kết duy trì dự án: tối thiểu 20–30 năm với dự án trồng rừng hấp thụ carbon. Do vậy:
- Nếu trồng rừng lấy gỗ rồi đốt -> không đủ điều kiện tín chỉ carbon.
- Nếu trồng rừng lấy gỗ làm sản phẩm dài hạn -> có thể tính tín chỉ carbon, cần đánh giá cụ thể, đo lường và xây dựng hồ sơ phù hợp tiêu chuẩn quốc tế.
Cần đơn vị tư vấn để đánh giá thật kỹ dự án trước khi tiến hành.
Tư vấn trọn gói cho doanh nghiệp tính toán được tín chỉ carbon theo 04 giai đoạn:
- Giai đoạn 1: Chuẩn bị và lập kế hoạch
- Giai đoạn 2: Thu thập dữ liệu thực địa
- Giai đoạn 3: Phân tích dữ liệu và Tính toán Carbon
- Giai đoạn 4: Viết Báo cáo và Xây dựng Tài liệu Dự án (PDD)
Để được hỗ trợ tốt nhất, liên hệ với chuyên gia OMPQI GẶP CHUYÊN GIA
Tại Việt Nam, hiện chưa có nhiều đơn vị thẩm định nội địa được công nhận toàn cầu mà mới chỉ có các tổ chức quốc tế có năng lực thực hiện thẩm địn/kiểm định và ra chứng nhận. Tuy nhiên, Việt Nam đã ban hành nhiều quy định và hướng dẫn về tín chỉ carbon, doanh nghiệp có thể thành lập dự án và thực hiện ngay từ bây giờ để đón kịp xu hướng khi sàn giao dịch tín chỉ carbon của Việt Nam chính thức hoạt động vào năm 2030.
Bước 1: Xây dựng Dự án giảm nhẹ phát thải khí nhà kính
- Chủ dự án (doanh nghiệp, địa phương) lập Tài liệu thiết kế dự án (PDD):
- Mô tả loại hình dự án (trồng rừng, năng lượng tái tạo…).
- Xác định mức phát thải cơ sở (baseline).
- Lượng giảm phát thải dự kiến.
- Phương pháp đo lường, báo cáo, thẩm định (MRV).
- Kế hoạch giám sát.
- Nộp PDD đến đơn vị có thẩm quyền.
Bước 2: Thẩm định dự án
Một tổ chức thẩm định độc lập được công nhận sẽ đánh giá tính hợp lệ của dự án.
Kiểm tra:
- Tính bổ sung (additionality).
- Đường cơ sở (baseline).
- Phương pháp đo lường.
- Khả năng giám sát.
Bước 3: Triển khai dự án & Giám sát
Chủ dự án triển khai dự án, đo lường, giám sát và ghi chép các hoạt động hấp thụ/giảm phát thải thực tế.
Có thể sử dụng drone, ảnh vệ tinh, báo cáo hiện trường.
Bước 4: Xác minh giảm phát thải
Tổ chức kiểm định độc lập tiến hành xác minh lượng phát thải thực tế đã giảm / CO₂ đã hấp thụ.
Chủ dự án cung cấp dữ liệu đo đạc, báo cáo giám sát.
Bước 5: Chứng nhận tín chỉ carbon
Bước 6: Giao dịch tín chỉ
Tín chỉ carbon đã được chứng nhận có thể:
- Sử dụng để bù đắp phát thải nội bộ (offset).
- Bán trên thị trường tín chỉ carbon trong nước hoặc quốc tế tùy quy định.
Tài liệu liên quan
FAQ câu hỏi thường gặp
Tín chỉ carbon là gì?
Tín chỉ carbon là đơn vị đo lường 1 tấn CO₂ hoặc tương đương CO₂ được giảm phát thải hoặc hấp thụ, có thể được cấp, chứng nhận và bán trên thị trường để bù đắp phát thải.
Ai cấp tín chỉ carbon tại Việt Nam?
Hiện Việt Nam chưa có sàn giao dịch vận hành chính thức nhưng đang xây dựng sàn giao dịch tín chỉ carbon. Dự kiến chính thức hoạt động vào năm 2030, giai đoạn thử nghiệm 2026-2028.
Doanh nghiệp có thể đăng ký theo tiêu chuẩn quốc tế như Verra (VCS), Gold Standard để giao dịch trên thị trường tự nguyện.
Tín chỉ carbon có thời hạn không?
Có. Tín chỉ phát hành sẽ có thời hạn sử dụng hoặc hiệu lực tùy theo tiêu chuẩn (thường 5-10 năm).
Nếu không bán hoặc sử dụng trong thời gian này, tín chỉ có thể mất hiệu lực.
Có thể đăng ký tín chỉ carbon cho dự án đã hoạt động chưa?
Có, nếu dự án:
- Chưa nhận tín chỉ từ tiêu chuẩn khác.
- Đáp ứng nguyên tắc tính bổ sung, tức là chứng minh dự án chỉ được triển khai nhờ động lực tín chỉ carbon.
Tuy nhiên, tiêu chuẩn thường chỉ cho đăng ký trong vòng tối đa 02 năm sau khi bắt đầu hoạt động (tùy tiêu chuẩn).
Tín chỉ carbon và CBAM có liên quan không?
CBAM (Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon EU) yêu cầu các doanh nghiệp xuất khẩu vào EU khai báo phát thải và nộp thuế carbon.
Tín chỉ carbon có thể giúp giảm thiểu lượng phát thải ròng cần khai báo trong CBAM, nhưng không trực tiếp thay thế thuế CBAM, trừ khi EU chấp nhận tín chỉ đó.
Tín chỉ carbon có thể được sử dụng để làm gì ngoài bán?
- Bù đắp phát thải nội bộ (carbon neutrality), báo cáo kiểm kê khí nhà kính; kế hoạch và báo cáo giảm phát thải khí nhà kính.
- Báo cáo ESG và CSR cho công ty mẹ, khách hàng quốc tế.
- Tham gia vào các chương trình xuất khẩu carbon thấp.
- Góp phần đạt cam kết Net Zero 2050.
Doanh nghiệp nhỏ có nên làm tín chỉ carbon không?
- Nếu quy mô nhỏ, tín chỉ tạo ra ít, chi phí cao → khó hiệu quả.
- Nên kết hợp với nhiều dự án nhỏ thành cụm để đủ quy mô.
- Hoặc bán trước cho quỹ carbon để giảm rủi ro tài chính.
Nếu đang có dự án trồng cây dược liệu, có thể xin tín chỉ carbon không?
Có thể, nếu:
- Dự án không sử dụng hóa chất phát thải cao.
- Có thể chứng minh lượng CO₂ hấp thụ ròng.
- Có hồ sơ pháp lý đất, trồng cây, bản đồ ranh giới.
- Đáp ứng yêu cầu bổ sung (additionality).
- Cần khảo sát cụ thể để xác định tiềm năng.
Nếu doanh nghiệp muốn làm tín chỉ carbon, bước đầu tiên cần làm gì?
- Đánh giá sơ bộ tiềm năng giảm phát thải/hấp thụ.
- Kiểm tra tính bổ sung.
- Xác định chuẩn đăng ký (Verra, GS, nội địa).
- Dự trù ngân sách, kế hoạch dài hạn.
- Tìm đối tác tư vấn phù hợp.
Dịch vụ liên quan
Mô tả/ Lợi ích
Tài liệu liên quan
Khách hàng tiêu biểu
Dịch vụ liên quan