Tổng tiền:
Liên hệ
Mô tả/ Lợi ích
Thông tin chi tiết
CSR là viết tắt của "Corporate Social Responsibility" (Trách nhiệm Xã hội Doanh nghiệp). Đây là một khái niệm quan trọng trong quản lý doanh nghiệp và kinh doanh, mô tả sự cam kết của một tổ chức hoặc doanh nghiệp đối với việc đóng góp vào xã hội và bảo vệ môi trường.
Kinh doanh ngoài mục tiêu lợi nhuận còn có khẳng định danh tiếng và thương hiệu của tổ chức hoặc doanh nghiệp. CSR bao gồm việc tích cực đóng góp vào cộng đồng, đối xử công bằng với nhân viên, bảo vệ môi trường, thúc đẩy các tiêu chuẩn đạo đức và quản lý bền vững trong các hoạt động kinh doanh.
Vì tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội CSR trở thành minh chứng cho cam kết của tổ chức hoặc doanh nghiệp thể hiện trách nhiệm với xã hội, đây là điều các tổ chức/doanh nghiệp trên thế giới đã và đang hướng tới.
Trách nhiệm xã hội (CSR) cần những tiêu chuẩn rộng lớn và đa chiều, như:
1. Đảm bảo an toàn và sự bảo vệ: Tiêu chuẩn này liên quan đến việc đảm bảo an toàn và bảo vệ cho mọi người khỏi các nguy cơ như: mất an toàn lao động, tội phạm, chiến tranh hoặc thiên tai.
2. Tôn trọng và đạo đức: Cơ bản nhất, trách nhiệm xã hội phải dựa trên tôn trọng đối với mọi người và tuân thủ các nguyên tắc đạo đức cơ bản.
3. Cải thiện chất lượng cuộc sống: Đây bao gồm đảm bảo mọi người có quyền truy cập vào các dịch vụ cơ bản như y tế, giáo dục, và phát triển kinh tế.
4. Hỗ trợ cộng đồng & chia sẻ trách nhiệm: Trách nhiệm xã hội cũng đòi hỏi các cá nhân và tổ chức hỗ trợ cộng đồng trong việc giải quyết các vấn đề xã hội và cải thiện điều kiện sống.
Để thực hiện trách nhiệm với xã hội, môi trường xung quanh đảm bảo trách nhiệm của doanh nghiệp có thể tham khảo thêm về những tiêu chuẩn liên quan đến môi trường. Tổ chức/doanh nghiệp có thể tham khảo thêm tiêu chuẩn ISO 14001 về Hệ thống Quản lý Môi trường; ISO 50001 Hệ thống Quản lý năng lượng và Hệ thống chứng nhận LEED (Leadership in Energy and Environmental Design) cho các công trình xanh.
Báo cáo CSR có rất nhiều tên gọi: báo cáo phát triển bền vững; báo cáo môi trường, sức khỏe và an toàn; báo cáo các vấn đề cộng đồng...nhằm cung cấp thông tin về trách nhiệm của doanh nghiệp với xã hội. Những thông tin trên báo cáo CSR không chỉ phục vụ cho doanh nghiệp mà còn là cơ sở cho việc ra quyết định của các bên liên quan (Chính phủ, Khách hàng, Đối tác, Nhà đầu tư...).
Lập báo cáo CSR có thể dựa theo những tiêu chuẩn sau:
1. ISO 26000: đề cập 7 nguyên tắc chính, gồm: trách nhiệm, tính minh bạch, hành vi đạo đức, công nhận lợi ích của các bên liên quan, tôn trọng nguyên tắc hợp pháp, liên quan đến các tiêu chuẩn quốc tế về hành vi và tôn trọng quyền con người. ISO 26000 chắt lọc sự hiểu biết có liên quan mang tính toàn cầu về trách nhiệm xã hội là gì và các tổ chức cần làm gì để thực hiện trách nhiệm xã hội.
2. Khung quốc tế về CSR (International Framework): có 8 nội dung chính, gồm: tổng quan về tổ chức và môi trường bên ngoài; quản trị; mô hình kinh doanh; rủi ro và cơ hội; chiến lược và phân bổ nguồn lực; hiệu suất; dự báo những thách thức và nguy cơ không ổn định; cơ sở chuẩn bị và trình bày.
3. Hướng dẫn của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế - OECD cho các công ty đa quốc gia (The OECD Guidelines for MNCs review): Liên quan đến các lĩnh vực: xuất bản thông tin; quyền con người; việc làm và quan hệ công nghiệp; môi trường, chống tham nhũng, hối lộ và các hình thức tống tiền khác; lợi ích người tiêu dùng; khoa học và công nghệ; đối thủ cạnh tranh; thuế.
4. Chuẩn mực của GRI (Global Reporting Initiative): bao gồm: 3 chuẩn mực toàn cầu (Universal Standards) áp dụng cho tất cả các tổ chức; 33 chuẩn mực liên quan đến các nội dung cụ thể và được chia làm 3 nhóm: Kinh tế, môi trường và xã hội. Các tổ chức chỉ lựa chọn và sử dụng các chuẩn mực có liên quan dựa trên lĩnh vực trọng yếu.
5. Thông tư 96/2020/TT-BTC của Bộ Tài chính “Hướng dẫn công bố thông tin trên thị trường chứng khoán”: Phụ lục số 04 về trình bày Báo cáo thường niên của doanh nghiệp.
Tài liệu liên quan
FAQ câu hỏi thường gặp
Tiêu chuẩn xã hội nào phổ biến nhất ở Việt Nam?
Tại Việt Nam, những tiêu chuẩn sau đây khá phổ biến:
Tiêu chuẩn bổ trợ thêm: ISO 14001 (môi trường) và ISO 50001 (năng lượng).
Tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội được áp dụng như thế nào trong các ngành công nghiệp khác nhau?
Tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội (CSR) có thể được áp dụng trong các ngành công nghiệp khác nhau theo các cách khác nhau tùy thuộc vào bản chất của ngành và các vấn đề xã hội, môi trường cụ thể mà ngành đó đang đối mặt. Dưới đây là một số cách mà CSR có thể được áp dụng trong các ngành công nghiệp đa dạng:
Báo cáo CSR có bắt buộc không?
Báo cáo CSR là tự nguyện không bắt buộc theo luật hoặc quy định. Báo cáo CSR là bắt buộc ở một số quốc gia. Vì vậy doanh nghiệp cần tìm hiểu kỹ về các yêu cầu và quy định nước sở tại.
Mẫu báo cáo CSR?
Báo cáo CSR không có một mẫu chung quy định nào cả, nhưng mỗi ngành nghề, lĩnh vực sẽ có các nguyên tắc và yêu cầu riêng khi xây dựng báo cáo.
Nếu bạn chưa chắc chắn doanh nghiệp mình cần gì. Hãy gặp chuyên gia OMQPI giúp bạn!
Doanh nghiệp nên lựa chọn khung CSR nào?
Mỗi ngành nghề lĩnh vực sẽ hoạt động và có quy tắc riêng, vì vậy doanh nghiệp cần tìm một khung khuôn khổ phù hợp doanh nghiệp mình để chuẩn bị báo cáo thật tốt. Ngoài ra một số nước sẽ có yêu cầu riêng cho một số báo cáo. Ngoài ra việc lựa chọn khung CSR còn phụ thuộc vào ngân sách của doanh nghiệp.
Gặp chuyên gia QMPQI để được hỗ trợ ngay!
Báo cáo CSR và báo cáo ESG có phải là một không?
Báo cáo CSR và báo cáo ESG không phải là một, nhưng chúng có mối liên kết chặt chẽ và thường được coi là các phần của một hệ thống báo cáo bền vững toàn diện. Mặc dù có sự khác biệt, nhưng hai loại báo cáo này thường được kết hợp lại với nhau, nhằm cung cấp một cái nhìn toàn diện về các vấn đề xã hội, môi trường và quản trị của một tổ chức. Điều này giúp cung cấp thông tin rõ ràng và đầy đủ hơn cho các nhà đầu tư, cơ quan quản lý và các bên liên quan khác.
Dịch vụ liên quan
Mô tả/ Lợi ích
Khách hàng tiêu biểu
Dịch vụ liên quan