Tư vấn lập báo cáo Môi trường, Xã hội và Quản trị ESG

  • Tuân thủ các yêu cầu pháp lý
  • Đáp ứng nhu cầu các bên liên quan: nhà đầu tư, đối tác, khách hàng, ...
  • Thu hút đầu tư
  • Nâng cao danh tiếng tổ chức, duy trì lợi thế cạnh tranh
  • Thu hút khách hàng về tiêu dùng xanh
  • Tuân thủ đạo đức kinh doanh
  • Thực hiện trách nhiệm xã hội và môi trường

Mô tả/ Lợi ích

Đội ngũ chuyên gia OMPQI tư vấn doanh nghiệp lập báo cáo ESG giúp truyền đạt thông điệp về cam kết và tác động của mình đối với môi trường, xã hội đồng thời cung cấp cơ sở ban đầu để xây dựng chiến lược quản trị hiệu quả, thu hút đầu tư và phát triển bền vững trong tương lai.

Thông tin chi tiết

Các công ty đại chúng và các doanh nghiệp đã niêm yết trên sàn chứng khoán của Việt Nam được yêu cầu bắt buộc phải công bố báo cáo ESG định kỳ. Tháng 4 hàng năm các doanh nghiệp sẽ đồng loạt công bố báo cáo ESG, đây là "đòn bẩy" thu hút đầu hút vốn đầu tư và giúp các doanh nghiệp xuất khẩu thuận lợi vào thị trường nước ngoài, thu hút khách hàng tiêu dùng xanh. Các nhà đầu tư và khách hàng quốc tế sẽ cân nhắc quyết định "đầu tư" hay lựa chọn nhà cung cấp qua phân tích báo cáo ESG.

Báo cáo ESG là gì?

Tiêu chuẩn ESG là công cụ đánh giá mức độ thực hành của doanh nghiệp dựa trên cam kết và hành động của họ trong việc bảo vệ môi trường, tác động đối với xã hội, hiệu quả hoạt động và mức độ minh bạch trong quản trị.
Hoạt động báo cáo ESG là việc doanh nghiệp công bố thông tin phát triển bền vững với thị trường và các bên liên quan trên 3 khía cạnh chính:
  • E – Environmental (Môi trường)
  • S – Social (Xã hội)
  • G – Governance (Quản trị)

mau-bao-cao-esg-2

mau-bao-cao-esg-1

mau-bao-cao-esg


Chi phí và thời gian thực hiện báo cáo ESG theo tiêu chuẩn GRI

Chi phí và thời gian làm báo cáo ESG phụ thuộc vào quy mô doanh nghiệp, mức độ chi tiết của báo cáo và cách doanh nghiệp lựa chọn thực hiện báo cáo (nội bộ hoặc thuê bên thứ ba).
Chi phí phụ thuộc:

  • Quy mô và ngành nghề doanh nghiệp (các ngành có tác động lớn đến môi trường như năng lượng, sản xuất, hóa chất...cần đo lường nhiều chỉ số phức tạp).
  • Phương thức thực hiện.
  • Độ chi tiết của báo cáo (đánh giá rủi ro, mục tiêu trung hòa carbon, chiến lược dài hạn...).
  • Thẩm tra/thẩm định báo cáo (tăng độ uy tín hoặc theo khách hàng yêu cầu.

Báo cáo ESG sẽ được công bố định kỳ thường vào tháng 4 hàng năm, vì vậy để kịp thời công bố đảm bảo yêu cầu theo quy định, doanh nghiệp cần lưu ý:

  • Xác định tiêu chuẩn làm báo cáo ngay từ đầu (khuyến nghị dùng GRI).
  • Tập trung vào các vấn đề ESG trọng yếu.
  • Xây dựng quy trình thu thập dữ liệu ESG liên tục để không bị dồn việc.
  • Tận dụng báo cáo và dữ liệu sẵn có thay vì làm mới hoàn toàn.
  • Hỗ trợ từ chuyên gia hoặc đơn vị tư vấn (OMPQI).

bao-gia

>>>Xem thêm: Hướng dẫn triển khai ESG và báo cáo ESG trong doanh nghiệp

* Một số câu hỏi thường gặp với báo cáo ESG

Tính trọng yếu (materiality) trong báo cáo ESG là gì?

Tính trọng yếu (materiality) trong ESG giúp doanh nghiệp xác định những vấn đề về môi trường (Environmental), xã hội (Social) và quản trị (Governance) nào là quan trọng nhất đối với doanh nghiệp và các bên liên quan. 

Mỗi lĩnh vực, ngành nghề sẽ có tính trọng yếu khác nhau, vì vậy báo cáo ESG là tùy biến, không cố định hay có form mẫu sẵn vì không phù hợp với từng công ty. Dưới đây là ví dụ về tính trọng yếu của một số lĩnh vực:

  • Ngành năng lượng (dầu khí, điện): Phát thải khí nhà kính; Quản lý rủi ro môi trường (tràn dầu, xử lý chất thải); An toàn lao động; Tuân thủ quy định môi trường...
  • Ngành dệt may, may mặc: Điều kiện làm việc, quyền lợi người lao động; Sử dụng hóa chất độc hại; Lãng phí tài nguyên (nước, điện); Minh bạch chuỗi cung ứng...
  • Ngành ngân hàng - tài chính:  Quản trị rủi ro ESG trong đầu tư và cho vay; Bảo mật dữ liệu khách hàng; Đạo đức kinh doanh, phòng chống rửa tiền; Bình đẳng giới và đa dạng hóa đội ngũ...
  • Ngành xây dựng và bất động sản: Sử dụng vật liệu bền vững; Tiết kiệm năng lượng, thiết kế xanh; Tác động đến cộng đồng dân cư xung quanh; An toàn lao động...

Các công ty cần xác định trước khi làm báo cáo ESG vì tính trọng yếu là những yếu tố có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả hoạt động, uy tín thương hiệu và khả năng tạo ra giá trị dài hạn của doanh nghiệp.

Chỉ nên đưa tính trọng yếu vào báo cáo ESG đúng không?

ĐÚNG. Những vấn đề có tác động lớn đến hoạt động kinh doanh và các bên liên quan.

Bao lâu phải làm báo cáo ESG?

Báo cáo ESG phải được thực hiện hằng năm (công bố vào tháng 4) có thể tích hợp với báo cáo thường niên hoặc báo cáo phát triển bền vững. Năm đầu tiên làm báo cáo ESG sẽ khó khăn và cần nhiều thời gian hơn các năm tiếp theo vì cần xây dựng được khung mẫu chuẩn báo cáo cho công ty.

Các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán khi công bố báo cáo ESG sẽ được quan tâm hơn. Rất nhiều những người tham gia sàn chứng khoán đều/thường đọc báo cáo ESG trước khi quyết định đầu tư.

Nên áp dụng bộ tiêu chuẩn nào khi làm báo cáo ESG?

  • GRI (Global Reporting Initiative) – phổ biến nhất tại Việt Nam
  • SASB (Sustainability Accounting Standards Board).
  • TCFD (Task Force on Climate-related Financial Disclosures).
  • IFRS S1/S2 (mới, chuẩn toàn cầu hóa ESG).

Không có đủ dữ liệu ESG thì có nên làm báo cáo không? Dữ liệu thu thập từ đâu?

Có thể làm nhưng nên thành thật minh bạch rằng doanh nghiệp đang trong giai đoạn xây dựng hệ thống dữ liệu. Hoặc công ty có thể tham khảo tư vấn xây dựng chiến lược triển khai ESG trong doanh nghiệp.

Dữ liệu ESG được thu thập từ các phòng ban liên quan: môi trường, nhân sự, vận hành, kế toán, IT, quản trị rủi ro, sản xuất...

Công bố báo cáo ESG ở đâu?

- Công bố công khai trên sàn chứng khoán nếu công ty có niêm yết trên sàn.

- Công bố trên website công ty, báo cáo thường niên,

- Gửi cổ đông, nhà đầu tư, báo chí hoặc gửi cơ quan quản lý (nếu cần).

- Nộp lên GRI hoặc MSCI để công bố xếp hạng. 


Báo cáo ESG đánh giá các tiêu chí nào?

Báo cáo ESG không chỉ đơn thuần "ghi nhận" các hành động, mà còn đánh giá hiệu quả, mức độ cải tiến và mức độ cam kết dài hạn của doanh nghiệp trong 3 trụ cột: Môi trường – Xã hội – Quản trị.

tieu-chi-danh-gia-esg

Ví dụ về một số tiêu chí được thể hiện trong báo cáo ESG


Mục đích lập báo cáo ESG?

Có 03 yếu tố chính yêu cầu doanh nghiệp cần triển khai ESG và có báo cáo ESG.

Mong đợi từ các bên liên quan

Cơ hội tiếp cận nguồn vốn và chính sách

Yêu cầu từ pháp lý

KHÁCH HÀNG 

► Khách hàng đang có xu hướng cân nhắc các lợi ích về môi trường và xã hội khi mua hàng.

► Doanh thu từ sản phẩm bền vững tăng trưởng gấp khoảng sáu lần so với các sản phẩm khác.

► Thị trường có thể thay đổi và mở ra những cơ hội mới để khai thác giá trị tiêu dùng.

ĐỐI THỦ CÙNG NGÀNH

► Mở rộng cơ hội thị trường.

► Lợi thế hơn khi cạnh tranh. 

► Không bị tụt hậu hay bị bỏ lại so với các doanh nghiệp cùng ngành.

NHÂN VIÊN

Thu hút và giữ được nhân tài tốt hơn, đặc biệt là đối với nhân sự thuộc Gen Z.

Mối liên hệ của chỉ số ESG đối với hiệu quả tài chính và khả năng cạnh tranh dài hạn.

► 90% các nhà đầu tư trên toàn cầu đưa tiêu chí ESG vào quy trình ra quyết định của họ

► Triển khai ESG hiệu quả có thể cải thiện đánh giá của các bên liên quan.

► Dễ dàng tiếp cận chính sách ưu đãi và hỗ trợ từ Nhà nước với các dự án liên quan đến phát triển bền vững.

Sự gia tăng quy định pháp lý liên quan đến ESG đối với doanh nghiệp

► Các quy định trên toàn cầu yêu cầu nâng cao tính nhất quán, chính xác và minh bạch của thông tin ESG được công bố.


Các đối tượng nên làm báo cáo ESG?

Bất cứ doanh nghiệp tại mọi quy mô, lĩnh vực đều được khuyến khích lập báo cáo ESG với mục tiêu thu hút đầu tư, hợp tác toàn cầu, nâng cao uy tín thương hiệu và phát triẻn bền vững, ... .

 gia-tri-esg-voi-tung-linh-vuc


Dịch vụ OMPQI 

  • Tư vấn thu thập dữ liệu các chỉ số trong báo cáo ESG và lựa chọn khung tiêu chuẩn báo cáo ESG phù hợp.
  • Tư vấn và hỗ trợ lập báo cáo ESG cùng các hoạt động kiểm soát nội bộ trong quy trình lập báo cáo ESG.
  • Thực hiện kiểm toán nội bộ nhằm đánh giá mức độ hiệu quả của các hoạt động kiểm soát nội bộ.
  • Cung cấp đảm bảo độc lập cho các chỉ số trong báo cáo ESG của doanh nghiệp theo tiêu chuẩn Sáng kiến báo cáo toàn cầu (GRI).
  • Hỗ trợ doanh nghiệp trả lời bộ câu hỏi đánh giá trước khi nộp cho các Tổ chức đánh giá và xếp hạng thực hành phát triển bền vững, đồng thời nhận diện các điểm mà doanh nghiệp cần cải thiện để có thể nâng hạng trong các kỳ đánh giá tiếp theo.
  • Hỗ trợ doanh nghiệp trong việc tích hợp các mục tiêu phát triển bền vững vào chiến lược kinh doanh tổng thể của doanh nghiệp dựa trên các chỉ số đo lường hiệu suất về tài chính, hoạt động và pháp lý.
  • Đánh giá tác động của vòng đời sản phẩm và dịch vụ đối với các mục tiêu phát triển bền vững của doanh nghiệp.
  • Tư vấn chiến lược công bố/ báo cáo các thông tin trong báo cáo phát triển bền vững ESG.
  • Cung cấp các dịch vụ về quản lý rủi ro ESG.

dich-vu-bao-cao-esg-1

dich-vu-bao-cao-esg-2


Quy trình OMPQI cung cấp giải pháp 

chi-so-bao-cao-esg

mau-bao-cao-esg-ompqi


Báo cáo ESG theo tiêu chuẩn GRI

GRI - Sáng kiến Báo cáo Toàn cầu (Global Reporting Initiative) là tiêu chuẩn hiện đang được sử dụng rộng rãi nhất trên thế giới giúp các tổ chức báo cáo về các tác động kinh tế, môi trường và xã hội minh bạch và có thể so sánh, được nhiều nước trên thế giới chấp nhận.

Nếu không có yêu cầu đặc biệt nào từ khách hàng, khuyến khích doanh nghiệp làm báo cáo ESG theo tiêu chuẩn GRI (Ví dụ: Các công ty lớn như Unilever, Nestlé, Vinamilk...đã áp dụng GRI trong báo cáo bền vững ESG được công bố hàng năm với các số liệu chi tiết.

  • Giúp các bên liên quan hiểu rõ hơn về hoạt động bền vững.
  • Tạo niềm tin với nhà đầu tư, khách hàng và đối tác.
  • Tuân thủ quy định pháp luật, pù hợp với xu hướng quy định tại nhiều quốc gia.
  • Giúp doanh nghiệp tối ưu hóa quản lý tài nguyên và giảm rủi ro.

chi-so-trong-bao-cao-esg


Mẫu báo cáo ESG

Tài liệu liên quan

Khách hàng tiêu biểu

Tập đoàn Bảo Việt
Viettin bank
Nhựa Tiền Phong
Bánh hữu nghị
Bảo hiểm BSH
Ban tôn giáo chính phủ
EVN
Bệnh viện Bạch Mai
Bệnh viện phụ sản hà nội
Bệnh viện 108
Bệnh viện Nhi Trung ương
Bệnh viện Thủ Đức
Bệnh viện răng hàm mặt trung ương
Nhựa Giải Phóng
Xây dựng Dragcons
Công ty CNC Vina
Cao su 75
Công ty CP thương mại Dịch vụ Cổng Vàng
Bao bì Sông Lam
Thép Việt Nhật
Thép Tisco
Thương mại Đức Việt
Công ty TNHH May Hưng Nhân cơ sở 1
Halotexco
May Nam Đàn
Nagar
Công ty Cổ phần Woodsland
Công ty Cổ phần 26
Tổng Công ty Cổ phần Điện tử và Tin học Việt Nam
Công ty Thép Nhật Quang
Xí nghiệp May khatoco
Công ty Cổ Phần Hóa Chất Sơn Hà Nội
Công ty Cổ phần dịch vụ V-car
Công ty TNHH sản xuất và thương mại Trung Dũng
Công Ty TNHH Chế Biến Nông Sản Thực Phẩm Xuất Khẩu Tường Lân
Vietbay
Công ty CP Đầu tư Phát triển Bắc Minh
Công ty Cổ Phần Quốc tế VAG
Công ty TNHH UpViet
Công ty TNHH Cơ khí chính xác Việt Nhật Tân
Công ty Cổ phần Vận tải và Du lịch Hoàng Việt
Công ty TNHH UpViet
Công ty Cổ phần transaz
Cục y tế Giao thông vận Tải
Bệnh viện Hữu Nghị Lạc Việt
HDC
Công ty TNHH shints BVT
Công ty Vệ sinh công nghiệp ICT

Dịch vụ liên quan

0915 971 369
zalo