✅ Tuân thủ theo Nghị định 06/2022/NĐ-CP và Quyết định 13/2024/QĐ-TTg.
✅ Đảm bảo thời gian nộp kế hoạch.
✅ Tránh rủi ro pháp lý và vi phạm hành chính.
✅ Đưa ra mục tiêu và biện pháp giảm phát thải phù hợp.
✅ Tránh ảnh hưởng hoạt động sản xuất kinh doanh.
✅ Tránh bị giám sát chặt chẽ hoặc hạn chế hoạt động.
✅ Tránh mất uy tín với đối tác và khách hàng (doanh nghiệp xuất khẩu).
✅ Dịch vụ trọn gói, không qua trung gian.
✅ Chuyên gia sẵn sàng hỗ trợ Bắc - Trung - Nam linh hoạt, nhanh chóng.
Tổng tiền:
Liên hệ
Mô tả/ Lợi ích
Thông tin chi tiết
Các doanh nghiệp phải làm kế hoạch giảm phát thải khí nhà kính sau khi có báo cáo kiểm kê khí nhà kính, đào tạo để nhân viên nhận thức rõ vai trò trách nhiệm khi thực hiện giảm phát thải khí nhà kính trên toàn doanh nghiệp để đảm bảo đạt được mục tiêu giảm phát thải đã đặt ra.
Các cơ sở bắt buộc phải thực hiện kế hoạch giảm phát thải theo Nghị định 06/2022/NĐ-CP có mức phát thải khí nhà kính hàng năm từ 3.000 tấn CO2 tương đương trở lên hoặc thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Nhà máy nhiệt điện, cơ sở sản xuất công nghiệp có tổng lượng tiêu thụ năng lượng hằng năm từ 1.000 tấn dầu tương đương (TOE) trở lên;
b) Công ty kinh doanh vận tải hàng hóa có tổng tiêu thụ nhiên liệu hằng năm từ 1.000 TOE trở lên;
c) Tòa nhà thương mại có tổng tiêu thụ năng lượng hằng năm từ 1.000 TOE trở lên;
d) Cơ sở xử lý chất thải rắn có công suất hoạt động hằng năm từ 65.000 tấn trở lên.
06 lĩnh vực bắt buộc phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính theo Quyết định 13/2024/QĐ-TTg.
- Năng lượng
- Giao thông vận tải
- Xây dựng
- Các quá trình công nghiệp
- Nông nghiệp, lâm nghiệp và sử dụng đất
- Chất thải
Báo giá tư vấn thực hiện kế hoạch giảm phát thải khí nhà kính của mỗi tổ chức/doanh nghiệp là khác nhau, tùy theo ngành nghề, quy mô công ty khác nhau thì chi phí sẽ khác nhau.
Chi phí thực hiện kế hoạch giảm phát thải bao gồm:
Trong quá trình hợp tác cùng doanh nghiệp, OMPQI có nhận được câu hỏi nhiều nhất đó là:
Thời gian làm kế hoạch giảm phát thải khí nhà kính sẽ mất bao lâu?
Nếu doanh nghiệp đã có sẵn báo cáo kiểm kê khí nhà kính (có năm cơ sở) thì thời gian xây dựng kế hoạch giảm phát thải sẽ giảm đi. Doanh nghiệp bắt tay ngay vào xây dựng mục tiêu, tổng hợp các dữ liệu, phân tích, phân loại và xây dựng kế hoạch, đưa ra các biện pháp giảm phát thải khí nhà kính theo từng năm (12 tháng/lần). Thời gian sẽ có thể kéo dài nếu các dữ liệu của doanh nghiệp không chính xác, chưa đầy đủ. Do vậy thời gian có thể kéo dài từ 2 tuần - vài tháng (tùy theo tình hình thực tế của doanh nghiệp và kết quả sau khi OMPQI khảo sát).
- Giai đoạn lập kế hoạch & chuẩn bị: 6 – 10 tuần (~1.5 – 2.5 tháng).
- Giai đoạn triển khai: 6 – 24 tháng tùy theo giải pháp.
- Giám sát & cải tiến liên tục: Thực hiện hàng năm.
Có làm nhanh, rút ngắn thời gian làm kế hoạch giảm phát thải khí nhà kính được không?
HOÀN TOÀN CÓ THỂ rút ngắn thời gian làm kế hoạch giảm phát thải khí nhà kính nếu doanh nghiệp:
- Đã có sẵn báo cáo kiểm kê khí nhà kính nộp UBND tỉnh.
- Phối hợp với đơn vị tư vấn (như OMPQI) thực hiện đúng chuẩn, bài bản từ đầu.
- Ứng dụng công nghệ & phần kiểm kê tự động. Ví dụ XCarbon.
Khi nào phải làm kế hoạch giảm phát thải khí nhà kính?
Làm kế hoạch giảm phát thải khí nhà kính ngay sau khi có báo cáo kiểm kê khí nhà kính, bởi số liệu trong báo cáo là tiền đề, cơ sở quan trọng để xây dựng được kế hoạch giảm phát thải. Kế hoạch giảm phát thải cũng sẽ phải thực hiện hàng năm và nộp về cơ quan có thẩm quyền theo yêu cầu của quy định ban hành mới nhất.
Làm kế hoạch giảm phát thải có bắt buộc không? Nếu không làm thì có bị phạt không?
Bắt buộc đối với các cơ sở và đối tượng theo Nghị định 06/2022/NĐ-CP và Quyết định 13/2024/QĐ-TTg. Kế hoạch giảm phát thải sẽ phải nộp về cơ quan quản lý có thẩm quyền hàng năm. Nếu doanh nghiệp không nộp kế hoạch giảm phát thải có thể sẽ gặp phải những trường hợp:
OMPQI luôn đồng hành cùng Doanh nghiệp phát triển bền vững. Hỗ trợ tận tâm, Miễn phí khảo sát báo giá toàn quốc.
Để nhận được báo giá chi tiết, Quý khách hàng vui lòng Liên hệ ngay Hotline: 0915 971 369 hoặc đăng ký nhận báo giá tại đây.
Quy định tại Điều 91, mục 7 trong Luật bảo vệ môi trường năm 2020:
Cơ sở phát thải khí nhà kính thuộc danh mục phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính có trách nhiệm sau đây:
a) Tổ chức thực hiện kiểm kê khí nhà kính, xây dựng và duy trì hệ thống cơ sở dữ liệu phát thải khí nhà kính và gửi kết quả kiểm kê khí nhà kính định kỳ 02 năm một lần đến Bộ Tài nguyên và Môi trường trước ngày 01/12 của kỳ báo cáo để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ;
b) Xây dựng, thực hiện kế hoạch giảm nhẹ phát thải khí nhà kính hằng năm; thực hiện lồng ghép hoạt động giảm nhẹ phát thải khí nhà kính với chương trình quản lý chất lượng, chương trình sản xuất sạch hơn, chương trình bảo vệ môi trường của cơ sở;
c) Hằng năm, lập báo cáo mức giảm phát thải khí nhà kính để thực hiện kế hoạch giảm nhẹ phát thải khí nhà kính của cơ sở theo hệ thống đo đạc, báo cáo, thẩm định gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường và các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có liên quan trước ngày 31/12 của kỳ báo cáo.
Đối tượng thực hiện báo cáo kiểm kê khí nhà kính và kế hoạch giảm phát thải khí nhà kính sẽ theo Nghị định 06/2022/NĐ-CP và Quyết định 13/2024/QĐ-TTg.
* Đối với các công ty đại chúng khác, trong Thông tư số 96/2020/TT-BTC có quy định về báo cáo thường niên theo mẫu tại Phụ lục IV ban hành kèm thông tư, trong phần 6 có báo cáo tác động liên quan đến môi trường và xã hội của công ty. Trong đó 6.1. Tác động lên môi trường có yêu cầu báo cáo về:
Để làm được kế hoạch giảm phát thải khí nhà kính, bắt buộc phải có báo cáo kiểm kê khí nhà kính.
Kế hoạch giảm phát thải khí nhà kính là lộ trình chi tiết giúp doanh nghiệp xác định, đo lường và cắt giảm lượng khí nhà kính (GHG - Greenhouse Gases) phát sinh từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hoặc chuỗi cung ứng của mình. Mục tiêu chính giảm thiểu tác động đến môi trường, đồng thời đáp ứng các yêu cầu pháp lý, tiêu chuẩn quốc tế và nâng cao uy tín thương hiệu.
Sau khi có kế hoạch, doanh nghiệp sẽ thực hiện theo lộ trình từng năm để đạt được mục tiêu giảm phát thải đã được nêu trong kế hoạch đó (theo giai đoạn 2026-2030) và sẽ có báo cáo giảm phát thải khí nhà kính hàng năm.
Là hoạt động của bên tư vấn (như OMPQI) hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng lộ trình cụ thể để đo lường, quản lý và giảm phát thải khí nhà kính (GHG - Greenhouse Gases) trong hoạt động sản xuất, kinh doanh. Doanh nghiệp đáp ứng yêu cầu pháp lý, tối ưu chi phí vận hành và nâng cao uy tín thương hiệu thông qua việc áp dụng các tiêu chuẩn và giải pháp phù hợp đã được các chuyên gia nhiều kinh nghiệm tư vấn và hướng dẫn.
>>>Xem Hướng dẫn chi tiết làm kế hoạch giảm phát thải khí nhà kính tại đây.
Mẫu kế hoạch giảm phát thải khí nhà kính theo Nghị định 06/2022/NĐ-CP.
>>>Xem thêm Mẫu kế hoạch giảm phát thải khí nhà kính tại đây:
OMPQI được nhiều khách hàng tin tưởng lựa chọn là đơn vị tư vấn chuyên nghiệp - chuyên gia nhiều kinh nghiệm và hỗ trợ nhanh nhất, đảm bảo đáp ứng 100% yêu cầu của khách hàng.
Tài liệu liên quan
Một số quy định pháp lý của Việt Nam về phát thải Khí nhà kính
FAQ câu hỏi thường gặp
Kế hoạch giảm phát thải phải xây dựng định kỳ như thế nào? Nộp về đâu?
Kế hoạch giảm phát thải phải xây dựng hằng năm và nộp về cơ quan có thẩm quyền theo quy định hiện hành. Doanh nghiệp có thể xây dựng mục tiêu và kế hoạch giảm phát thải khí nhà kính giai đoạn từ 2026-2030 để tiết kiệm thời gian và chi phí nhất.
Doanh nghiệp cần cung cấp hay chuẩn bị gì để làm kế hoạch giảm phát thải khí nhà kính?
Doanh nghiệp cần chuẩn bị:
- Báo cáo kiểm kê khí nhà kính gần nhất (năm cơ sở gần nhất).
- Tài chính để thực hiện các biện pháp giảm phát thải.
- Khuyến khích có hệ thống quản lý liên quan đến môi trường và năng lượng, khí nhà kính (ISO 14001, ISO 50001, ISO 14064-1).
Doanh nghiệp nào cần làm kế hoạch giảm phát thải khí nhà kính?
Căn cứ theo Nghị định 06/2022/NĐ-CP và Quyết định 13/2024/QĐ-TTg.
Các cơ sở bắt buộc phải thực hiện kế hoạch giảm phát thải theo Nghị định 06/2022/NĐ-CP có mức phát thải khí nhà kính hàng năm từ 3.000 tấn CO2 tương đương trở lên hoặc thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Nhà máy nhiệt điện, cơ sở sản xuất công nghiệp có tổng lượng tiêu thụ năng lượng hằng năm từ 1.000 tấn dầu tương đương (TOE) trở lên;
b) Công ty kinh doanh vận tải hàng hóa có tổng tiêu thụ nhiên liệu hằng năm từ 1.000 TOE trở lên;
c) Tòa nhà thương mại có tổng tiêu thụ năng lượng hằng năm từ 1.000 TOE trở lên;
d) Cơ sở xử lý chất thải rắn có công suất hoạt động hằng năm từ 65.000 tấn trở lên.
06 lĩnh vực bắt buộc phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính theo Quyết định 13/2024/QĐ-TTg.
- Năng lượng
- Giao thông vận tải
- Xây dựng
- Các quá trình công nghiệp
- Nông nghiệp, lâm nghiệp và sử dụng đất
- Chất thải
Làm thế nào để làm được kế hoạch giảm phát thải?
Để chuyên gia OMPQI hỗ trợ doanh nghiệp bạn xây dựng kế hoạch giảm phát thải khí nhà kính theo đúng yêu cầu, quy định của Nhà nước và các tiêu chuẩn quốc tế liên quan.
Bao lâu thì thấy kết quả giảm phát thải thực tế?
Sau khi xây dựng xong kế hoạch giảm phát thải khí nhà kính, doanh nghiệp cần thực hiện theo lộ trình và các biện pháp được đưa trong kế hoạch. Sau đó doanh nghiệp thực hiện giám sát và đánh giá việc thực hiện, có thể theo tháng, quý, năm.
Việc giám sát và thực hiện sẽ được lưu lại hồ sơ và thực hiện báo cáo sau 12 tháng.
Dịch vụ liên quan
Mô tả/ Lợi ích
Tài liệu liên quan
Một số quy định pháp lý của Việt Nam về phát thải Khí nhà kính
Khách hàng tiêu biểu
Dịch vụ liên quan