✅ Tuân thủ theo Nghị định 06/2022/NĐ-CP và Quyết định 13/2024/QĐ-TTg.
✅ Đáp ứng làm báo cáo theo Nghị định 06/2022/NĐ-CP hoặc ISO 14064.
✅ Đảm bảo thời gian nộp báo cáo (trước ngày 31/3).
✅ Thuận lợi làm kế hoạch giảm phát thải khí nhà kính.
✅ Tránh rủi ro pháp lý và vi phạm hành chính.
✅ Tránh ảnh hưởng hoạt động sản xuất kinh doanh.
✅ Tránh bị giám sát chặt chẽ hoặc hạn chế hoạt động.
✅ Tránh mất uy tín với đối tác và khách hàng (doanh nghiệp xuất khẩu).
✅ Dịch vụ trọn gói, không qua trung gian.
✅ Chuyên gia sẵn sàng hỗ trợ Bắc - Trung - Nam linh hoạt, nhanh chóng.
✅ Hỗ trợ thẩm tra/thẩm định báo cáo kiểm kê khí nhà kính (nếu cần).
Tổng tiền:
Liên hệ
Mô tả/ Lợi ích
Thông tin chi tiết
a) Nhà máy nhiệt điện, cơ sở sản xuất công nghiệp có tổng lượng tiêu thụ năng lượng hằng năm từ 1.000 tấn dầu tương đương (TOE) trở lên;
b) Công ty kinh doanh vận tải hàng hóa có tổng tiêu thụ nhiên liệu hằng năm từ 1.000 TOE trở lên;
c) Tòa nhà thương mại có tổng tiêu thụ năng lượng hằng năm từ 1.000 TOE trở lên;
d) Cơ sở xử lý chất thải rắn có công suất hoạt động hằng năm từ 65.000 tấn trở lên.
Tại Việt Nam hiện đang có 02 loại báo cáo kiểm kê khí nhà kính, gồm có:
Báo cáo kiểm kê khí nhà kính theo Nghị định 06/2022/NĐ-CP (bắt buộc theo quy định Việt Nam);
Báo cáo kiểm kê khí nhà kính theo ISO 14064 (tự nguyện hoặc theo yêu cầu của khách hàng/đối tác/chuỗi cung ứng/nước xuất khẩu...)
Báo giá tư vấn thực hiện báo cáo kiểm kê khí nhà kính của mỗi tổ chức/doanh nghiệp là khác nhau, tùy theo ngành nghề, quy mô công ty khác nhau thì chi phí sẽ khác nhau.
Chi phí thực hiện báo cáo bao gồm:
Trong quá trình hợp tác cùng doanh nghiệp, OMPQI có nhận được câu hỏi nhiều nhất đó là:
Có làm nhanh, rút ngắn thời gian làm báo cáo kiểm kê khí nhà kính được không?
Chuyên gia OMPQI xin phép trả lời như sau: Có thể nhưng cần đáp ứng các điều kiện sau.
Báo cáo cần được hoàn thiện trước ngày 25/3 để kịp nộp về cơ quan quản lý có thẩm quyền trước ngày 31/3 hàng năm (tần suất 2 năm/lần) để đảm bảo đủ thời gian kiểm tra, xác minh dữ liệu và đánh giá mức phát thải chính xác.
OMPQI luôn đồng hành cùng Doanh nghiệp phát triển bền vững. Hỗ trợ tận tâm, Miễn phí khảo sát báo giá toàn quốc.
Để nhận được báo giá chi tiết, Quý khách hàng vui lòng Liên hệ ngay Hotline: 0915 971 369 hoặc đăng ký nhận báo giá tại đây.
Quy định tại Điều 91, mục 7 trong Luật bảo vệ môi trường năm 2020:
TT | Trách nhiệm của cơ sở phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính | Thời gian | Cơ quan quản lý |
1 | Tổ chức thực hiện kiểm kê khí nhà kính, xây dựng và duy trì hệ thống cơ sở dữ liệu phát thải khí nhà kính và gửi kết quả kiểm kê khí nhà kính. | 2 năm/lần | Bộ Tài nguyên và Môi trường |
2 | Xây dựng, thực hiện kế hoạch giảm nhẹ phát thải khí nhà kính; thực hiện lồng ghép hoạt động giảm nhẹ phát thải khí nhà kính với chương trình quản lý chất lượng, chương trình sản xuất sạch hơn, chương trình bảo vệ môi trường của cơ sở. | Hàng năm | Bộ Tài nguyên và Môi trường |
3 | Lập báo cáo mức giảm phát thải khí nhà kính để thực hiện kế hoạch giảm nhẹ phát thải khí nhà kính của cơ sở theo hệ thống đo đạc, báo cáo, thẩm định. | Hàng năm | Bộ Tài nguyên và Môi trường và các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có liên quan trước ngày 31/12. |
* Đối với các công ty đại chúng khác, trong Thông tư số 96/2020/TT-BTC có quy định về báo cáo thường niên theo mẫu tại Phụ lục IV ban hành kèm thông tư, trong phần 6 có báo cáo tác động liên quan đến môi trường và xã hội của công ty. Trong đó 6.1. Tác động lên môi trường có yêu cầu báo cáo về:
Dù là báo cáo lần đầu hay báo cáo cho những năm tiếp theo, cần hiểu rõ từng bước để thực hiện báo cáo kiểm kê khí nhà kính (GHG Inventory Report) theo các tiêu chuẩn quốc tế như GHG Protocol, ISO 14064-1 và các quy định trong nước.
OMPQI được nhiều khách hàng tin tưởng lựa chọn là đơn vị tư vấn chuyên nghiệp - chuyên gia nhiều kinh nghiệm và hỗ trợ nhanh nhất, đảm bảo đáp ứng 100% yêu cầu của khách hàng.
Một số hình ảnh kết quả báo cáo kiểm kê khí nhà kính được thực hiện bởi chuyên gia OMPQI:
Tài liệu liên quan
Một số quy định pháp lý của Việt Nam về phát thải Khí nhà kính
FAQ câu hỏi thường gặp
Kiểm kê KNK cấp cơ sở và xây dựng báo cáo định kỳ mấy năm một lần? Gửi báo cáo cho cơ quan nào?
Các cơ sở thuộc danh mục lĩnh vực, cơ sở phát thải khí nhà kính phải kiểm kê khí nhà kính do Thủ tướng Chính phủ ban hành phải tổ chức thực hiện kiểm kê khí nhà kính cấp cơ sở, xây dựng báo cáo kiểm kê khí nhà kính cấp cơ sở định kỳ 2 năm một lần cho năm 2024 trở đi theo Mẫu số 06 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 06/2022/NĐ-CP gửi Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trước ngày 31 tháng 3 kể từ năm 2025 để thẩm định.
Sử dụng dịch vụ tư vấn lập báo cáo kiểm kê khí nhà kính của OMPQI, khách hàng cần phải phối hợp những gì? Số liệu cần cung cấp là gì, khoảng thời gian số liệu là bao lâu?
Đội ngũ chuyên gia của OMPQI sẽ đồng hành tận tâm cùng doanh nghiệp để đạt được kết quả hoàn thiện báo cáo kiểm kê khí nhà kính. Trong đó, cần sự phối hợp chặt chẽ từ phía khách hàng doanh nghiệp để cung cấp số liệu đầy đủ, chính xác theo thời gian và nguồn phát thải cũng như các thông tin liên quan khác làm căn cứ, dữ liệu để thực hiện đúng, đủ báo cáo kiểm kê khí nhà kính.
Doanh nghiệp có thể thực hiện thu thập các dữ liệu phát thải: ghi nhận từ hóa đơn, chứng từ mua hàng, kết quả quan trắc, hợp đồng, ... trong kì thời gian báo cáo là 1 năm.
Bên nào cấp thẩm định báo cáo kiểm kê khí nhà kính, Nộp báo cáo cho đơn vị nào để thẩm định?
Đơn vị thẩm định theo NĐ 06 quy định là cơ quan quản lý nhà nước, cụ thể là Ủy ban ND tỉnh của nơi doanh nghiệp đó thực hiện kiểm kê. Như vậy đối với các doanh nghiệp bắt buộc thực hiện kiểm kê khí nhà kính, doanh nghiệp nộp và được thẩm định bởi Ủy ban ND tỉnh của nơi doanh nghiệp đó thực hiện kiểm kê.
Ngoài ra khi doanh nghiệp muốn đảm bảo độ tin cậy của số liệu trong báo cáo để đáp ứng yêu cầu của khách hàng/đối tác/chuỗi cung ứng liên quan để được xác nhận báo cáo kiểm kê khí nhà kính đã được xác định bởi một bên thứ 3 có thẩm quyền, có thể sử dụng dịch vụ thẩm định từ các đơn vị, tổ chức có năng lực thẩm định. Các đơn vị này được Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu công nhận; hoặc được cấp chứng nhận tiêu chuẩn TCVN ISO 14065 về các yêu cầu đối với các tổ chức thẩm định và kiểm định khí nhà kính sử dụng trong việc công nhận hoặc các hình thức thừa nhận khác; hoặc có kỹ thuật viên được cấp chứng nhận hoàn thành khóa học về kiểm kê khí nhà kính theo quy định của Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu đối với lĩnh vực tương ứng(Nghị định 06/2022/NĐ-CP).
Thời gian báo cáo khí nhà kính mất bao lâu?
Thời gian để hoàn tất báo cáo khí nhà kính cho doanh nghiệp phụ thuộc nhiều vào thời gian thu thập đủ thông tin dữ liệu các nguồn phát thải thực tế của doanh nghiệp. Đội ngũ chuyên gia OMPQI nhiều kinh nghiệm có thể phối hợp nhanh chóng với quý khách hàng cùng sự thiện chí cung cấp đẩy đủ chính xác thông tin để thực hiện báo cáo kiểm kê khí nhà kính đáp ứng thời gian.
Không nộp báo cáo kiểm kê khí nhà kính cho cơ quan quản lý nhà nước bị xử phạt như thế nào?
Căn cứ tại điểm a khoản 1 Điều 45 Nghị định 45/2022/NĐ-CP quy định về vi phạm các quy định về giảm nhẹ phát thải khí nhà kính như sau:
Điều 45. Vi phạm các quy định về giảm nhẹ phát thải khí nhà kính
1. Phạt cảnh cáo đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không nộp báo cáo kiểm kê khí nhà kính cho cơ quan quản lý nhà nước theo quy định;
b) Không nộp báo cáo mức giảm phát thải cho cơ quan quản lý nhà nước theo quy định.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Cung cấp thông tin không đúng, không đầy đủ trong báo cáo kiểm kê khí nhà kính;
b) Cung cấp thông tin không đúng, không đầy đủ trong báo cáo mức giảm phát thải khí nhà kính.
[...]
Như vậy, hành vi không nộp báo cáo kiểm kê khí nhà kính cho cơ quan quản lý nhà nước theo quy định có thể bị xử phạt bằng hình thức cảnh cáo.
Không có báo cáo kiểm kê khí nhà kính bị xử phạt bao nhiêu tiền?
Căn cứ tại điểm a khoản 3 Điều 45 Nghị định 45/2022/NĐ-CP quy định về vi phạm các quy định về giảm nhẹ phát thải khí nhà kính như sau:
Điều 45. Vi phạm các quy định về giảm nhẹ phát thải khí nhà kính
[...]
3. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không lập báo cáo kiểm kê khí nhà kính theo quy định;
b) Không lập báo cáo mức giảm phát thải khí nhà kính theo quy định;
c) Thẩm định báo cáo không đúng lĩnh vực đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
[...]
b) Buộc lập báo cáo kiểm kê khí nhà kính, báo cáo mức giảm phát thải khí nhà kính cho (các) năm nộp chậm, nộp thiếu và chịu mọi phí tổn phát sinh nếu có đối với các hành vi quy định tại các điểm a, b khoản 3 Điều này;
[...]
Căn cứ tại khoản 2 Điều 6 Nghị định 45/2022/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền như sau:
Điều 6. Mức phạt tiền và thẩm quyền xử phạt
[...]
2. Mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II của Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính do cá nhân thực hiện. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
[...]
Như vậy, không lập báo cáo kiểm kê khí nhà kính theo quy định có thể bị xử phạt vi phạm hành chính cụ thể như sau:
- Đối với cá nhân: phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
- Đối với tổ chức: phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.
Đồng thời, bị buộc lập báo cáo kiểm kê khí nhà kính.
Dịch vụ liên quan
Mô tả/ Lợi ích
Tài liệu liên quan
Một số quy định pháp lý của Việt Nam về phát thải Khí nhà kính
Khách hàng tiêu biểu
Dịch vụ liên quan