✅ Tuân thủ quy định trong nước và quốc tế.
✅ Mở rộng kinh doanh (thị trường yêu cầu báo cáo bền vững).
✅ Thu hút đầu tư (đặc biệt quỹ đầu tư xanh).
✅ Nâng cao danh tiếng tổ chức, duy trì lợi thế cạnh tranh
✅ Hình thức đào tạo linh động.
✅ Chương trình đào tạo phù hợp thực tế vận hành của doanh nghiệp.
✅ Giảng viên trực tiếp, không qua trung gian.
✅ Cấp chứng nhận đào tạo.
✅ Đào tạo đa ngôn ngữ: Tiếng Anh, tiếng Trung...
Tổng tiền:
Liên hệ
Mô tả/ Lợi ích
Thông tin chi tiết
Chương trình đào tạo ESG giúp doanh nghiệp hiểu và triển khai được ESG trong doanh nghiệp, triển khai báo cáo ESG theo chuẩn GRI, có cấp chứng nhận đào tạo. Báo cáo ESG thường được công bố vào tháng 4 hàng năm để thu hút đầu tư, hỗ trợ xuất khẩu. Ngoài ra, doanh nghiệp có doanh thu trên 100 tỷ đồng và niêm yết trên sàn chứng khoán bắt buộc phải công bố báo cáo ESG.
ESG là một bộ tiêu chí đánh giá mức độ bền vững và trách nhiệm của doanh nghiệp trong 03 lĩnh vực chính: môi trường, xã hội và quản trị. Các yếu tố này ngày càng trở thành tiêu chuẩn quan trọng giúp doanh nghiệp xây dựng uy tín, thu hút đầu tư và đảm bảo phát triển bền vững:
Ở cấp độ doanh nghiệp, ESG và Phát triển bền vững cùng hướng đến mục tiêu kinh doanh bền vững, tạo ra tác động tích cực đến môi trường, xã hội, quản trị, đồng thời mang lại lợi ích về mặt kinh tế cho các cổ đông.
Báo cáo ESG là tài liệu công bố các hoạt động, chính sách và kết quả thực hiện ESG của doanh nghiệp. Báo cáo minh bạch hóa hoạt động kinh doanh mà còn đáp ứng yêu cầu của các nhà đầu tư, đối tác và cơ quan quản lý. Tại Việt Nam, đa số các doanh nghiệp sẽ thực hiện báo cáo ESG theo tiêu chuẩn GRI.
1. Xu hướng toàn cầu
Nhiều quốc gia và tổ chức tài chính quốc tế, quỹ đầu tư có xu hướng "ưu tiên" với những doanh nghiệp công khai báo cáo ESG nhờ sự minh bạch và tránh được các rủi ro về tài chính, quản lý, trách nhiệm xã hội. Báo cáo ESG sẽ giúp doanh nghiệp tiếp cận vốn đầu tư hoặc duy trì hoạt động tại các thị trường lớn, nắm bắt xu hướng, tuân thủ quy định và cải thiện hình ảnh thương hiệu.
2. Tiết kiệm chi phí
Nhân viên được đào tạo ESG sẽ hiểu và nhận thức được vai trò trách nhiệm của mình trong doanh nghiệp khi thực hiện theo ESG. Đào tạo cũng giúp nhân viên tự thực hiện được báo cáo ESG hàng năm mà không cần phục thuộc vào đơn vị tư vấn bên ngoài.
Triển khai ESG cũng giúp doanh nghiệp giảm thiểu rủi ro, tối ưu hóa chi phí và nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường.
3. Theo yêu cầu của nhà đầu tư và đối tác
Nhà đầu tư ngày càng quan tâm đến doanh nghiệp có chiến lược ESG rõ ràng. Đào tạo ESG giúp doanh nghiệp xây dựng báo cáo ESG chuyên nghiệp, minh bạch và đạt chuẩn quốc tế.
4. Tăng khả năng huy động vốn (thu hút đầu tư)
Báo cáo ESG chất lượng giúp doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận các nguồn vốn từ quỹ đầu tư bền vững, các tổ chức tài chính quốc tế và các đối tác kinh doanh.
5. Không chỉ báo cáo mà là áp dụng lâu dài
Nhân sự hiểu rõ về ESG sẽ có thể triển khai và đánh giá được ESG trong doanh nghiệp. Báo cáo chỉ là bước tổng hợp và công bố minh bạch các bằng chứng, nhưng việc áp dụng ESG trong doanh nghiệp sẽ mang lại lợi ích dài hạn và mang tầm chiến lược hơn.
Chi phí và thời gian đào tạo ESG đối với các doanh nghiệp/cá nhân sẽ khác nhau phụ thuộc vào nhiều yếu tố: nhu cầu và lựa chọn của doanh nghiệp hoặc cá nhân, từ cơ bản đến chuyên sâu, địa điểm, số lượng học viên...
Chi phí đào tạo bao gồm:
- Mức độ đào tạo: cơ bản hay nâng cao.
- Hình thức đào tạo.
- Uy tín và thương hiệu từ tổ chức đào tạo.
- Số lượng học viên.
- Địa điểm đào tạo.
- Ngôn ngữ sử dụng (tiếng Việt, tiếng Anh, tiếng Trung...).
Có bắt buộc phải tham gia đào tạo ESG không?
Hiện nay, chưa có quy định pháp lý bắt buộc tất cả doanh nghiệp phải tham gia đào tạo ESG. Tuy nhiên, nếu tầm nhìn chiến lược và lợi ích dài hạn, doanh nghiệp nên tham gia đào tạo ESG phát triển bền vững càng sớm càng tốt vì:
Bạn đang quan tâm đến đào tạo ESG hay muốn áp dụng vào doanh nghiệp?
Phần 1: Tổng quan chung về phát triển bền vững
Phần 2: Tổng quan chung về ESG và báo cáo ESG
Phần 3: Quản trị doanh nghiệp bền vững
1. Quản trị doanh nghiệp bền vững
2. Quản lý rủi ro trong chuỗi cung ứng của doanh nghiệp
3. Nguyên lý quản lý nhân sự có tích hợp ESG
Tương ứng với mỗi chương trình đào tạo từ nhận thức đến chuyên sâu, OMPQI sẽ cấp chứng nhận tham gia chương trình đào tạo (đạt điểm kiểm tra 70/100).
Lợi ích của chứng nhận khóa học tại OMPQI:
Tài liệu liên quan
FAQ câu hỏi thường gặp
ESG có bắt buộc đối với doanh nghiệp không?
Hiện tại, ESG chưa bắt buộc với tất cả doanh nghiệp, nhưng theo quy định tại Việt Nam, những doanh nghiệp nào có doanh thu trên 100 tỷ đồng và niêm yết trên sàn chứng khoán thì mới buộc phải công bố báo cáo ESG hoặc những công ty hoạt động trong các lĩnh vực có tác động lớn đến môi trường và xã hội đang chịu áp lực từ nhà đầu tư, đối tác và cơ quan quản lý cần áp dụng ESG và có báo cáo ESG. Một số quốc gia đã có quy định yêu cầu báo cáo ESG và xu hướng này sẽ tiếp tục mở rộng trong tương lai.
Báo cáo ESG khác gì với báo cáo bền vững?
Báo cáo ESG tập trung vào 03 yếu tố: môi trường (E), xã hội (S) và quản trị (G), giúp nhà đầu tư và các bên liên quan đánh giá mức độ bền vững của doanh nghiệp. Báo cáo bền vững có phạm vi rộng hơn, bao gồm cả ESG nhưng cũng có thể đề cập đến các khía cạnh phát triển bền vững khác theo chiến lược của doanh nghiệp.
Doanh nghiệp nhỏ có cần lập báo cáo ESG không?
Dù chưa bắt buộc, nhưng doanh nghiệp nhỏ có thể hưởng lợi từ việc áp dụng ESG, như thu hút nhà đầu tư, cải thiện quan hệ với đối tác và khách hàng, tối ưu hóa chi phí vận hành và tăng cường tính minh bạch.
Báo cáo ESG nên tuân theo tiêu chuẩn nào?
Hiện Việt Nam đa số đang thực hiện theo tiêu chuẩn GRI (Global Reporting Initiative): Tiêu chuẩn toàn cầu về báo cáo bền vững. Tuy nhiên tùy theo yêu cầu của khách hàng và đối tác, có thể sẽ có những yêu cầu về tiêu chuẩn khác.
Ai là người chịu trách nhiệm lập báo cáo ESG trong doanh nghiệp?
Thông thường, phòng ban phụ trách ESG, bộ phận quan hệ nhà đầu tư (IR), quản lý rủi ro hoặc bộ phận phát triển bền vững sẽ đảm nhận việc lập báo cáo ESG. Tuy nhiên, sự phối hợp giữa nhiều phòng ban như tài chính, nhân sự, vận hành và quản lý cấp cao là rất quan trọng để đảm bảo báo cáo ESG phản ánh đầy đủ và chính xác thông tin.
Làm thế nào để thu thập dữ liệu cho báo cáo ESG?
Dữ liệu ESG có thể được thu thập từ nhiều nguồn, bao gồm:
Doanh nghiệp có thể bị phạt nếu không báo cáo ESG không?
Hiện tại, một số quốc gia đã có quy định xử phạt doanh nghiệp nếu không tuân thủ yêu cầu báo cáo ESG, đặc biệt là với các công ty niêm yết. Trong tương lai, các quy định này có thể mở rộng sang nhiều lĩnh vực và khu vực hơn.
Dịch vụ liên quan
Mô tả/ Lợi ích
Tài liệu liên quan
Khách hàng tiêu biểu
Dịch vụ liên quan