Chứng nhận ISO 14001:2015 là gì?
Chứng nhận ISO 14001 (Hệ thống quản lý môi trường) là giấy chứng nhận được cấp cho một tổ chức hoặc doanh nghiệp sau khi đã thành công đạt được tuân thủ các yêu cầu của tiêu chuẩn quản lý môi trường ISO 14001:2015.
ISO 14001:2015 là một tiêu chuẩn quốc tế do Tổ chức Tiêu chuẩn Hóa Quốc tế (ISO) ban hành, xác định các yêu cầu cho một hệ thống quản lý môi trường trong tổ chức hoặc doanh nghiệp. Để đạt được chứng nhận ISO 14001, tổ chức phải thiết lập, triển khai và duy trì một hệ thống quản lý môi trường hiệu quả và sau đó phải được một tổ chức đánh giá chứng nhận độc lập (được gọi là tổ chức chứng nhận hoặc tổ chức đánh giá thứ ba) xác nhận rằng họ tuân thủ các yêu cầu của tiêu chuẩn.
Chứng nhận ISO 14001 có thời hạn trong 03 năm và yêu cầu có đánh giá định kỳ để đảm bảo rằng tổ chức vẫn duy trì và cải thiện hệ thống quản lý môi trường theo thời gian. Đây được coi là minh chứng của cam kết trong việc bảo vệ môi trường, giảm thiểu tác động tiêu cực và tối ưu hóa sử dụng tài nguyên tự nhiên, từ đó có thể tạo sự tin tưởng từ phía khách hàng, đối tác, các cơ quan quản lý và các bên liên quan.
Phạm vi chứng nhận ISO 14001:2015
Phạm vi của chứng nhận ISO 14001:2015 do tổ chức hoặc doanh nghiệp đang cần xin chứng nhận và cụ thể sẽ dựa trên các hoạt động và quy trình mà tổ chức muốn bao gồm trong hệ thống quản lý môi trường của mình. Phạm vi này được xác định trong tài liệu gọi là "Phạm vi Chứng nhận" (Scope of Certification).
Phạm vi chứng nhận ISO 14001 thường bao gồm:
- Hoạt động và quy trình của tổ chức: Phạm vi chứng nhận bao gồm tất cả các hoạt động và quy trình của tổ chức liên quan đến quản lý môi trường. Điều này có thể bao gồm sản xuất sản phẩm, cung cấp dịch vụ, quản lý chất thải, sử dụng tài nguyên tự nhiên và nhiều khía cạnh khác.
- Vùng địa lý: Chứng nhận ISO 14001 có thể áp dụng cho các vùng địa lý cụ thể mà tổ chức hoạt động trong đó, có thể là một nhà máy cụ thể, văn phòng, chi nhánh, hoặc toàn bộ tổ chức, tùy thuộc vào mục tiêu và phạm vi của việc triển khai tiêu chuẩn.
- Lĩnh vực môi trường: Phạm vi chứng nhận bao gồm các lĩnh vực môi trường liên quan đến hoạt động của tổ chức. Điều này có thể là quản lý chất thải, sử dụng năng lượng, kiểm soát khí nhà kính, quản lý nước, bảo vệ động, thực hiện quy trình tái chế và nhiều khía cạnh môi trường khác.
- Yêu cầu ISO 14001: Phạm vi chứng nhận cũng liên quan đến việc tổ chức tuân thủ các yêu cầu cụ thể của tiêu chuẩn ISO 14001, bao gồm việc thiết lập chính sách và mục tiêu môi trường, triển khai quá trình quản lý môi trường, tự đánh giá và kiểm tra tuân thủ và cải tiến liên tục.
Lĩnh vực áp dụng ISO 14001:2015
ISO 14001:2015 là tiêu chuẩn phổ biến trên thế giới nhờ áp dụng được với mọi ngành nghề, lĩnh vực không phân biệt quy mô, tầm cỡ của tổ chức. Tại Việt Nam, Nghị định 40/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định các đơn vị kinh doanh, sản xuất, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường bắt buộc phải có chứng nhận hệ thống quản lý môi trường theo TCVN ISO 14001.
- Khai thác, làm giàu quặng khoáng sản độc hại;
- Luyện kim; tinh chế, chế biến khoáng sản độc hại; phá dỡ tàu biển;
- Sản xuất giấy, bột giấy, ván sợi (MDF, HDF);
- Sản xuất hóa chất, phân bón hóa học (trừ loại hình phối trộn); thuốc bảo vệ thực vật hóa học;
- Nhuộm (vải, sợi), giặt mài;
- Thuộc da;
- Lọc hóa dầu;
- Sản xuất pin, ắc quy;
- Nhiệt điện than, sản xuất than cốc, khí hóa than, điện hạt nhân;
- Xử lý, tái chế chất thải; sử dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất;
- Có công đoạn xi mạ, làm sạch bề mặt kim loại bằng hóa chất;
- Sản xuất pin, ắc quy;
- Sản xuất clinker;
- Chế biến mủ cao su;
- Chế biến tinh bột sắn; bột ngọt; bia, rượu, cồn công nghiệp;
- Chế biến mía đường;
- Chế biến thủy sản, giết mổ gia súc, gia cầm;
- Sản xuất linh kiện, thiết bị điện, điện tử.
Sự cần thiết của chứng nhận ISO 14001:2015
Đã có hơn 300.000 chứng nhận ISO 14001 được cấp tại 171 quốc gia trên toàn thế giới. Chứng nhận ISO 14001:2015 đặc biệt quan trọng trong một số ngành nghề tại Việt Nam khi quy định luật pháp yêu cầu bắt buộc doanh nghiệp phải có, đồng thời trong chuỗi cung ứng toàn cầu, nhiều đối tác khách hàng sẽ yêu cầu tổ chức phải có chứng nhận này để chứng minh được hoạt động sản xuất kinh doanh kiểm soát được các yếu tố ảnh hưởng đến môi trường.
Dưới đây là một số lợi ích khi có chứng nhận ISO 14001:2015:
- Tuân thủ luật pháp: ISO 14001 đảm bảo rằng tổ chức tuân thủ tất cả các luật và quy định môi trường liên quan đến hoạt động của họ. Điều này giảm nguy cơ phát sinh các khoản phạt hoặc hậu quả pháp lý khác.
- Bảo vệ môi trường: Chứng nhận ISO 14001 giúp tổ chức tối ưu hóa quá trình sản xuất và hoạt động để giảm thiểu tác động đến môi trường. Điều này bao gồm giảm lượng chất thải, khí nhà kính, và ô nhiễm.
- Nâng cao uy tín của doanh nghiệp: Chứng nhận ISO 14001 tạo ra một uy tín cao về cam kết với môi trường và bền vững, có thể giúp tổ chức thu hút khách hàng mới và duy trì mối quan hệ với khách hàng hiện tại.
- Tăng tính cạnh tranh trong nước và quốc tế: Khách hàng có xu hướng ưu tiên các nhà cung cấp có chứng nhận ISO 14001:2015 hơn vì các yêu cầu về quy định được đảm bảo.
- Có lợi cho xuất khẩu: Khi tham gia thị trường quốc tế, chứng nhận ISO 14001:2015 sẽ hỗ trợ thông qua một số thủ tục xuất khẩu, được ưu tiên hơn khi tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu.
- Cải thiện hình ảnh của tổ chức: ISO 14001 đánh dấu sự cam kết của tổ chức đối với trách nhiệm xã hội và môi trường, nhờ vậy hình ảnh của tổ chức trong mắt đối tác và khách hàng sẽ được nâng cao.
- Miễn giảm khi đánh giá kiểm tra: Chứng nhận ISO 14001 thể hiện tổ chức áp dụng hệ thống quản lý chất lượng môi trường, điều này có thể tránh, miễn hoặc giảm một số thủ tục hoặc kỳ kiểm tra.
Các tiêu chuẩn cần thiết kết hợp với ISO 14001:2015
- Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2015
- Hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp ISO 45001:2018
- Hệ thống quản lý an toàn thông tin ISO 27001:2022
Yêu cầu của ISO 14001:2015
Các yêu cầu của ISO 14001:2015 là một loạt các giao thức, biện pháp, kiểm soát, thủ tục và phương pháp đánh giá được đặt ra để giúp các tổ chức xác định, giám sát, quản lý, kiểm soát và cải thiện các vấn đề môi trường trước mắt bằng cách tiếp cận toàn diện hơn. Trọng tâm là giảm chất thải có ảnh hưởng đến môi trường, tiết kiệm nguyên liệu và nâng cao hiệu suất.
- Bối cảnh của công ty/tổ chức
- Lãnh đạo
- Lập kế hoạch
- Hỗ trợ
- Hoạt động
- Đánh giá hiệu suất
- Cải tiến
Hướng dẫn áp dụng ISO 14001:2015
Thông tin chi tiết:
Quản trị ISO 14001:2015
- Chủ sở hữu tiêu chuẩn thể hiện sự độc lập với chủ sở hữu chứng nhận hoặc thành viên của mình.
- Các cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức phi chính phủ hoặc xã hội, tác nhân trong chuỗi cung ứng tham gia vào các quyết định của tiêu chuẩn.
- Tiêu chuẩn được xem xét, sửa đổi 5 năm một lần thông qua tham vấn cộng đồng.
Thông tin chi tiết: