Admin
16:57 07/05/2025
Làm báo cáo ESG theo tiêu chuẩn GRI (Global Reporting Initiative) mang lại nhiều lợi ích vượt trội so với các phương pháp hay tiêu chuẩn báo cáo khác.
- Phổ biến nhất toàn cầu và tại Việt Nam (hơn 10.000 tổ chức tại hơn 100 quốc gia sử dụng)
- Phù hợp với nhiều ngành do có tiêu chuẩn ngành riêng như thực phẩm – đồ uống, bán lẻ, nông nghiệp...
- GRI tương thích tốt với các khung báo cáo như: UN SDGs (17 mục tiêu phát triển bền vững); SASB (cho nhà đầu tư); TCFD (rủi ro khí hậu)...
- Dễ dàng so sánh giữa các doanh nghiệp cùng ngành.\
- Được các tổ chức đánh giá tín nhiệm ESG hoặc ESG rating agencies sử dụng.
- Nhiều ngân hàng, quỹ đầu tư và chuỗi bán lẻ lớn (Walmart, Unilever…) yêu cầu đối tác có báo cáo ESG theo chuẩn GRI.
- GRI được công nhận tại EU, Nhật Bản, Mỹ...
Là báo cáo doanh nghiệp tập trung vào 03 khía cạnh quan trọng của môi trường (E), xã hội (S) và quản trị (G) doanh nghiệp (ESG).
Báo cáo ESG thường cung cấp thông tin chi tiết về hiệu suất của doanh nghiệp trong các lĩnh vực này, giúp các nhà đầu tư, cơ quan quản lý và các bên liên quan đánh giá và đối phó với rủi ro và cơ hội liên quan đến các yếu tố môi trường xã hội và quản trị, cũng như đánh giá được hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và thường ưu tiên khi lựa chọn nhà cung ứng.
Báo cáo cũng đánh giá được mức độ tương tác của doanh nghiệp với cộng đồng và môi trường xung quanh, minh chứng được trách nhiệm của doanh nghiệp với các vấn đề nóng, mang tính chất toàn cầu hiện nay.
Tiêu chuẩn ESG là một tập hợp các nguyên tắc, chuẩn mực và hướng dẫn được thiết lập để đo lường, báo cáo và đánh giá hiệu suất của các tổ chức trong 03 lĩnh vực quan trọng: Môi trường (Environmental), Xã hội (Social) và Quản trị doanh nghiệp (Governance).
Môi trường (E - Environmental): Tác động của doanh nghiệp đối với môi trường thông qua các hoạt động tiêu thụ năng lượng, nguyên liệu, các nguồn tài nguyên cần thiết để kinh doanh và phát thải chất thải ra môi trường, cũng như yêu cầu đối với việc áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn trong việc tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải.
Xã hội (S - Social): Tác động của doanh nghiệp đối với xã hội, bao gồm chế độ đãi ngộ, đối xử với con người và cộng đồng trong hoạt động kinh doanh ở tất cả các khía cạnh, các tác động của doanh nghiệp trong việc tạo ra giá trị cho các bên liên quan (như khách hàng, người lao động và xã hội). Các yếu tố liên quan đến trụ cột này lao động, sự hòa nhập, bình đẳng và phát triển cộng đồng. Chẳng hạn, những tác động tích cực về mặt xã hội có thể được nhìn thấy ở các doanh nghiệp thúc đẩy sự đa dạng và hòa nhập tại nơi làm việc, đảm bảo thực hành lao động công bằng trong toàn bộ chuỗi cung ứng của họ và tương tác với các cộng đồng địa phương.
Quản trị (G - Governance): Bao gồm cơ chế tổ chức quản lý, quy trình thực thi và áp dụng trong doanh nghiệp nhằm đảm bảo tuân thủ quy định pháp luật và tiêu chuẩn do các bên liên quan đề ra. Các tiêu chuẩn này bao gồm các biện pháp quản lý công bằng và minh bạch, công bố thông tin, ngăn chặn tham nhũng, thúc đẩy sự đa dạng, đảm bảo cơ hội bình đẳng trong cơ cấu tổ chức, bảo mật dữ liệu và bảo vệ quyền riêng tư.
Doanh nghiệp thực hiện kinh doanh hướng tới phát triển bền vững và triển khai ESG không chỉ là trách nhiệm, quy định buộc phải tuân thủ mà sẽ trở thành giá trị cốt lõi và mục tiêu thành công dài hạn của doanh nghiệp
Tiêu chuẩn ESG hay báo cáo ESG là yếu tố quan trọng giúp doanh nghiệp cạnh tranh khi thế giới ngày càng nâng cao tiêu chuẩn, doanh nghiệp phải đối mặt với nhiều thách thức kèm theo đó là yêu cầu từ nhà đầu tư, người tiêu dùng thay đổi thói quen mua sắm, khách hàng đặt nhiều kỳ vọng, quy định nhà nước và luật định, công ước quốc tế có nhiều thay đổi, yêu cầu doanh nghiệp phải công khai minh bạch.
Lợi ích kinh doanh khi có báo cáo ESG:
- Cung cấp một bức tranh tổng thể về doanh nghiệp, sẵn sàng đưa ra minh chứng khi khách hàng/đối tác/nhà đầu tư yêu cầu.
- Là tài liệu sử dụng để công khai các kết quả và cam kết của doanh nghiệp khi được yêu cầu.
- Thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư và đối tác.
- Cơ hội tiếp cận các nguồn chính sách ưu đãi của nhà nước đối với phát triển bền vững.
- Nhà đầu tư/ngân hàng/đối tác trong chuỗi sản xuất và cung ứng/người tiêu dùng/cộng đồng xã hội sẽ dựa vào các chỉ số và báo cáo ESG để đưa ra các quyết định đối với các SP/DV do doanh nghiệp cung cấp.
- Cơ sở cho nhà đầu tư quốc tế cân nhắc quyết định đầu tư vào các doanh nghiệp Việt Nam.
- Người tiêu dùng có xu hướng ưu tiên lựa chọn sản phẩm/dịch vụ chất lượng, bền vững, thân thiện môi trường.
- Tránh các vi phạm hành chính khi bộ luật và quy định chính thức có hiệu lực.
Khi tích hợp ESG vào chiến lược kinh doanh:
- Nâng cao hình ảnh, uy tín thương hiệu
- Thu hút và giữ chân nhân tài
- Quản lý tốt rủi ro, tránh lãng phí
- Tìm ra nguyên nhân và giải quyết triệt để các vấn đề trong DN
- Nâng cao hiệu suất vận hành, thúc đẩy đổi mới và cải tiến
- Nâng cao năng lực cạnh tranh.
- Đạt mục tiêu kép: lợi nhuận + trách nhiệm với môi trường, xã hội.
Chi phí và thời gian làm báo cáo ESG phụ thuộc vào quy mô doanh nghiệp, mức độ chi tiết của báo cáo và cách doanh nghiệp lựa chọn thực hiện báo cáo (nội bộ hoặc thuê bên thứ ba).
Chi phí phụ thuộc:
Báo cáo ESG sẽ được công bố định kỳ thường vào tháng 4 hàng năm, vì vậy để kịp thời công bố đảm bảo yêu cầu theo quy định, doanh nghiệp cần lưu ý:
>>>Xem thêm: Hướng dẫn triển khai ESG và báo cáo ESG trong doanh nghiệp
Tính trọng yếu (materiality) trong báo cáo ESG là gì?
Tính trọng yếu (materiality) trong ESG giúp doanh nghiệp xác định những vấn đề về môi trường (Environmental), xã hội (Social) và quản trị (Governance) nào là quan trọng nhất đối với doanh nghiệp và các bên liên quan.
Mỗi lĩnh vực, ngành nghề sẽ có tính trọng yếu khác nhau, vì vậy báo cáo ESG là tùy biến, không cố định hay có form mẫu sẵn vì không phù hợp với từng công ty. Dưới đây là ví dụ về tính trọng yếu của một số lĩnh vực:
Các công ty cần xác định trước khi làm báo cáo ESG vì tính trọng yếu là những yếu tố có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả hoạt động, uy tín thương hiệu và khả năng tạo ra giá trị dài hạn của doanh nghiệp.
Chỉ nên đưa tính trọng yếu vào báo cáo ESG đúng không?
ĐÚNG. Những vấn đề có tác động lớn đến hoạt động kinh doanh và các bên liên quan.
Bao lâu phải làm báo cáo ESG?
Báo cáo ESG phải được thực hiện hằng năm (công bố vào tháng 4) có thể tích hợp với báo cáo thường niên hoặc báo cáo phát triển bền vững. Năm đầu tiên làm báo cáo ESG sẽ khó khăn và cần nhiều thời gian hơn các năm tiếp theo vì cần xây dựng được khung mẫu chuẩn báo cáo cho công ty.
Các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán khi công bố báo cáo ESG sẽ được quan tâm hơn. Rất nhiều những người tham gia sàn chứng khoán đều/thường đọc báo cáo ESG trước khi quyết định đầu tư.
Nên áp dụng bộ tiêu chuẩn nào khi làm báo cáo ESG?
Không có đủ dữ liệu ESG thì có nên làm báo cáo không? Dữ liệu thu thập từ đâu?
Có thể làm nhưng nên thành thật minh bạch rằng doanh nghiệp đang trong giai đoạn xây dựng hệ thống dữ liệu. Hoặc công ty có thể tham khảo tư vấn xây dựng chiến lược triển khai ESG trong doanh nghiệp.
Dữ liệu ESG được thu thập từ các phòng ban liên quan: môi trường, nhân sự, vận hành, kế toán, IT, quản trị rủi ro, sản xuất...
Công bố báo cáo ESG ở đâu?
- Công bố công khai trên sàn chứng khoán nếu công ty có niêm yết trên sàn.
- Công bố trên website công ty, báo cáo thường niên.
- Gửi cổ đông, nhà đầu tư, báo chí hoặc gửi cơ quan quản lý (nếu cần).
- Nộp lên GRI hoặc MSCI để công bố xếp hạng.
Tiêu chuẩn cung cấp thông tin về những đóng góp tích cực hoặc tiêu cực của một tổ chức vào phát triển bền vững. Tiêu chuẩn GRI là một hệ thống mô-đun các tiêu chuẩn được kết nối với nhau. Ba loạt Tiêu chuẩn hỗ trợ quy trình báo cáo: Tiêu chuẩn chung GRI, áp dụng cho tất cả các tổ chức; Tiêu chuẩn ngành GRI, áp dụng cho các ngành cụ thể và Tiêu chuẩn chủ đề GRI, mỗi tiêu chuẩn liệt kê các tiết lộ có liên quan đến một chủ đề cụ thể. Sử dụng các Tiêu chuẩn này để xác định chủ đề nào là quan trọng (có liên quan) giúp các tổ chức đạt được phát triển bền vững.
Việc xây dựng báo cáo ESG là một quá trình phức tạp và đòi hỏi sự tập trung và chuẩn bị kỹ lưỡng cũng như lựa chọn đơn vị uy tín.
Bước 1: Xác định mục tiêu và phạm vi
Bước 2: Thu thập dữ liệu và thông tin
Bước 3: Đánh giá và phân tích
Bước 4: Xây dựng báo cáo
Bước 5: Kiểm tra và xác nhận:
Đảm bảo tính chính xác và minh bạch của thông tin. Có thể cần sự xác nhận từ bên thứ ba hoặc tổ chức độc lập để đảm bảo tính đáng tin cậy và minh bạch của báo cáo ESG.
Bước 6: Công bố và tiếp thị truyền thông
Bất cứ doanh nghiệp tại mọi quy mô, lĩnh vực đều được khuyến khích lập báo cáo ESG với mục tiêu thu hút đầu tư, hợp tác toàn cầu, nâng cao uy tín thương hiệu và phát triẻn bền vững, ... .
1. Môi trường (Environment)
2. Xã hội (Social)
3. Quản trị (Governance)
Gặp chuyên gia của OMPQI để được hỗ trợ làm báo cáo ESG, triển khai ESG trong doanh nghiệp để gia tăng các chỉ số phát triển bền vững, có nhiều lợi thế trong hoạt động kinh doanh.
Báo cáo ESG theo CDP, báo cáo ESG theo ngành – tập trung sản xuất, logistics, năng lượng
Xây dựng báo cáo ESG (môi trường, xã hội, quản trị) theo tiêu chuẩn CDP dành cho doanh nghiệp sản xuất, logistics, năng lượng, tập trung vào báo cáo khí hậu (CO₂, nước), được các nhà đầu tư ESG yêu cầu.
Báo cáo ESG theo SASB , báo cáo ESG theo ngành – tập trung tài chính và nhà đầu tư
Xây dựng báo cáo ESG (môi trường, xã hội, quản trị) theo tiêu chuẩn SASB dành cho doanh nghiệp lớn để niêm yết, thu hút vốn đầu tư, tập trung vào chỉ số tài chính, phù hợp cho nhà đầu tư.
Báo cáo ESG theo GRI, báo cáo phát triển bền vững môi trường - xã hội - quản trị
Xây dựng báo cáo ESG (môi trường, xã hội, quản trị) theo tiêu chuẩn GRI phổ biến nhất toàn cầu và tại Việt Nam dành cho doanh nghiệp mọi ngành, quy mô; phù hợp công bố công khai, hướng dẫn chi tiết theo ngành, dễ hiểu, minh bạch.
Bộ công cụ đánh giá mức độ thực hành kinh doanh bền vững theo khung ESG
Doanh nghiệp tự đánh giá và xác định trụ cột cần quan tâm thông qua Bộ công cụ đánh giá mức độ thực hành kinh doanh bền vững theo khung ESG.
Hướng dẫn triển khai ESG và lập báo cáo ESG cho doanh nghiệp
Chi tiết cách thức triển khai và lập báo cáo ESG dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam.