Bộ công cụ đánh giá mức độ thực hành kinh doanh bền vững theo khung ESG

Admin

14:47 23/04/2025

Bộ công cụ đánh giá mức độ thực hành kinh doanh bền vững theo khung ESG sẽ giúp doanh nghiệp tự đánh giá và xác định trụ cột cần quan tâm liên quan để tập trung nâng cao các chỉ số ESG trong doanh nghiệp, đồng thời có thể đối chiếu vưới các quy định pháp luật liên quan đến ESG. 

Tuy nhiên, để đảm bảo các hoạt động kinh doanh bền vững của doanh nghiệp tuân thủ đầy đủ các chính sách và quy định pháp luật hiện hành, doanh nghiệp nên tham vấn ý kiến từ các đơn vị tư vấn có chuyên môn như OMPQI để việc triển khai ESG cùng báo cáo ESG được chính xác, minh bạch, rõ ràng và thật sự đem lại hiệu quả cho doanh nghiệp.

BÁO CÁO ESG TẠI ĐÂY

Hướng dẫn tự đánh giá theo khung ESG

Để doanh nghiệp tự đánh giá được mức độ thực hành kinh doanh đã đạt được theo tiêu chuẩn ESG hay chưa, có thể thực hiện theo bước sau:

BƯỚC 1: Truy cập Bộ công cụ đánh giá mức độ thực hành kinh doanh bền vững theo khung ESG ĐÁNH GIÁ ESG ONLINE 

danh-gia-esg-1

BƯỚC 2: Đăng ký tài khoản và điền các thông tin cần thiết vào các trường thông tin để thực hiện đánh giá

danh-gia-esg-1

BƯỚC 3: Trả lời các câu hỏi theo tiêu chí về ESG

BƯỚC 4: Xem kết quả và khuyến nghị sau tự đánh giá

ESG-3

ESG-4


Bộ công cụ đánh giá mức độ thực hành kinh doanh bền vững theo khung ESG

Đánh giá ESG bao gồm việc đánh giá theo 3 trụ cột liên quan đến:

  • Môi trường - E: 16 tiêu chí
  • Xã hội - S: 32 tiêu chí
  • Quản trị - G: 34 tiêu chí

tieu-chi-danh-gia-esg


Tính toán tổng điểm ESG - kết quả tổng hợp và đánh giá 

Sau khi doanh nghiệp lựa chọn các câu trả lời với từng tiêu chí cụ thể sẽ tạo ra bảng Kết quả về mức độ thực hành ESG của doanh nghiệp. 

Bảng kết quả sẽ bao gồm các thông tin:

- Tổng điểm về mức độ thực hành ESG của doanh nghiệp tính theo thang điểm 100.

- Mức xếp hạng về thực hành kinh doanh bền vững của doanh nghiệp. Mức xếp hạng sẽ có tác dụng cung cấp thông tin ban đầu trong quá trình đánh giá.

+ Hạng C (tổng điểm nhỏ hơn 50): Doanh nghiệp chưa đạt tiêu chuẩn.

+ Hạng B (tổng điểm từ 50 đến 80): Doanh nghiệp có tiềm năng đạt tiêu chuẩn.

+ Hạng A (tổng điểm lớn hơn 80): Doanh nghiệp có chỉ số đạt ESG cao.

- Bảng trả lời từng tiêu chí của doanh nghiệp.

Khi doanh nghiệp xem lại bảng trả lời này, doanh nghiệp sẽ biết rõ để điểm số của doanh nghiệp cao hơn trong lần đánh giá tiếp theo, doanh nghiệp có thể cần phải thực hiện nội dung nào, từ đó xây dựng lộ trình phù hợp với tình hình thực tế của doanh nghiệp để cải thiện điểm số trong lần doanh nghiệp tự đánh giá tiếp theo.

Doanh nghiệp có thể phối hợp với chuyên gia, tư vấn ESG để được giải thích về các chỉ số, rà soát lại kết quả Đánh giá ESG, là một trong những yếu tố quan trọng trong việc báo cáo thực hành ESG. 

GẶP CHUYÊN GIA NGAY


Quy chiếu các quy định trong nước về ESG

Sau khi tự đánh giá theo khung ESG online như hướng dẫn ở trên và có kết quả, doanh nghiệp xác định được trụ cột cần quan tâm, doanh nghiệp đi đến các chủ đề và từ khoá cụ thể cho từng mục tiêu E (Môi trường) - S (Xã hội) - G (Quản trị) bằng cách đối chiếu với các quy định pháp luật hiện hành để thực hiện đúng, đủ giúp làm tăng chỉ số ESG và làm báo cáo ESG càng thêm phong phú, minh bạch, tin cậy, đầy đủ dữ liệu.

Xem quy chiếu các quy định về ESG tại đây:


Hiệp định thương mại về ESG

Các quy định về ESG đang nhanh chóng trở nên phổ biến trên toàn cầu, với những quy tắc mới được áp dụng ở nhiều quốc gia và các thể chế quốc tế như Liên minh Châu Âu (EU). Mục tiêu chính của các quy định này là nâng cao tính minh bạch và trách nhiệm giải trình của doanh nghiệp trên toàn thế giới. Điều này đặc biệt quan trọng đối với các doanh nghiệp Việt Nam:

  • Hội nhập quốc tế đòi hỏi doanh nghiệp phải đáp ứng các tiêu chuẩn ESG ngày càng khắt khe hơn.
  • Tác động đáng kể đến một số ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam như gỗ, cao su và cà phê.
  • Thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc bắt đầu yêu cầu một số chuỗi cung ứng phải tích hợp thông tin ESG vào báo cáo quá trình cung ứng hàng hóa.
  • Chính sách xanh của EU ảnh hưởng đến xuất khẩu của Việt Nam (tăng các tiêu chuẩn “xanh, bền vững” đối với hàng hóa xuất khẩu; chứng chỉ trung hòa các-bon phải mua; thủ tục khai báo hải quan; thông tin về nguồn gốc xuất xứ của đất trồng, lượng các-bon phát sinh trong quá trình sản xuất trên mỗi đơn vị sản phẩm, hoặc yêu cầu cung cấp thông tin về các khía cạnh “xanh, bền vững” của sản phẩm cho người tiêu dùng, ví dụ như ghi nhãn và hộ chiếu số cho sản phẩm).

Triển khai ESG sẽ là chìa khóa nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, đặc biệt là trong bối cảnh hội nhập sâu rộng hiện nay, công cụ chiến lược giúp doanh nghiệp mở rộng thị trường và củng cố lòng tin từ các đối tác toàn cầu.

Việt Nam đã ký kết, thực thi và đang đàm phán 19 hiệp định thương mại tự do (FTA) song phương và đa phương với nhiều nền kinh tế lớn trên thế giới, trong đó 16/19 FTA đã có hiệu lực, bao phủ hơn 60 đối tác trên các châu lục. 

1. Hiệp định thương mại tự do Liên minh châu Âu-Việt Nam - EVFTA

Khuyến khích doanh nghiệp Việt Nam áp dụng các thực hành phù hợp với tiêu chuẩn EU, như giảm thiểu khí thải các-bon, bảo tồn đa dạng sinh học và đảm bảo thực hành lao động đạo đức.

Ví dụ: Sản phẩm phải được gắn nhãn Conformité Européenne - CE (nhãn hiệu Bắt buộc đối với hàng hóa theo quy định và được coi như hộ chiếu thương mại vào thị trường EU) mới được coi là đáp ứng các quy định về an toàn và môi trường, được lưu hành trên thị trường EU.

2. Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương

Việt Nam có thể hưởng các ưu đãi thuế cho hàng hóa có nguồn gốc hợp pháp, được chứng nhận, sản xuất bền vững và minh bạch thông tin. Để tận dụng tối đa các ưu đãi thương mại từ thị trường FTA, các doanh nghiệp cần đổi mới toàn bộ hoạt động của mình, bao gồm việc áp dụng các tiêu chuẩn xanh. Các yêu cầu nhấn mạnh tầm quan trọng của hiệu quả môi trường, việc sử dụng vật liệu tái chế, ứng dụng các vật liệu hữu cơ hoặc bền vững, giảm tiêu thụ năng lượng và bảo tồn các nguồn tài nguyên không thể tái tạo như nhiên liệu hóa thạch và nước.

Hiệp định CPTPP đang khuyến khích các doanh nghiệp áp dụng các tiêu chuẩn mạnh mẽ về môi trường, tính bền vững và thực hành ESG, bao gồm cả việc giảm phát thải carbon. Điều này thúc đẩy các doanh nghiệp cần xây dựng mục tiêu cụ thể trong chiến lược kinh doanh của họ nhằm giảm thiểu phát thải carbon và đóng góp vào sự phát triển bền vững.


Chính sách xanh của EU tác động tới hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam: Thỏa thuận xanh EU

Một số chính sách xanh được dự báo sẽ tác động đáng kể tới việc sản xuất xuất khẩu một số nhóm hàng hóa trọng điểm của Việt Nam vào EU:

1. Cơ chế điều chỉnh biên giới các-bon (Các-bon Border Adjustment Mechanism - CBAM)

Hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài vào EU sẽ phải trả thêm một khoản phí (thường được gọi là thuế các-bon) căn cứ vào mức độ phát thải khí nhà kính ròng trong quy trình sản xuất tại nước xuất khẩu. 06 nhóm hàng hóa bị yêu cầu bắt buộc, bao gồm: Sắt thép, Xi măng, Phân bón, Nhôm, Điện và Hydro. 

chung-chi-cbam

2. Chiến lược đa dạng sinh học EU (EU Biodiversity Strategy for 2030)

Cấm nhập khẩu vào EU các sản phẩm được nuôi trồng trên đất phá rừng hoặc làm suy thoái rừng, thuộc các nhóm gia súc, cacao, cà phê, cao su, dầu cọ, đậu tương, gỗ và các sản phẩm được tạo ra từ những mặt hàng này. Các sản phẩm thuộc phạm vi điều chỉnh khi nhập khẩu vào EU sẽ phải có Xác nhận “tuân thủ” (“due diligence” statement) xác nhận rằng sản phẩm nhập khẩu không liên quan đến việc gây mất rừng hoặc làm suy thoái rừng.

3. Chiến lược “Từ trang trại đến bàn ăn” (Chiến lược F2F)

EU dự định yêu cầu các quốc gia xuất khẩu sản phẩm sang EU phải tuân thủ các quy định tương tự về môi trường và phát triển bền vững, ảnh hưởng đến ngành thủy sản, nông sản và thực phẩm của Việt Nam. Nếu không, các sản phẩm từ những nước này có thể bị áp dụng thuế môi trường, một loại thuế nhằm trừng phạt các hoạt động sản xuất gây hại cho môi trường. Doanh nghiệp cần nghiên cứu và thực hiện một cách nghiêm túc nếu muốn duy trì và phát triển xuất khẩu sang thị trường EU trong dài hạn.

Chính sách trong Chiến lược F2F có ảnh hưởng tới xuất khẩu của Việt Nam

CHÍNH SÁCH NỘI DUNG LĨNH VỰC
Quy định về sử dụng bền vững các sản phẩm bảo vệ thực vật Giảm ít nhất 50% việc sử dụng hóa chất trừ sâu tại EU vào năm 2030 Các sản phẩm nông sản như rau quả, chè, cà phê, gia vị, v.v.
Bộ quy tắc ứng xử của EU về thực hành tiếp thị và kinh doanh thực phẩm có trách nhiệm Sáng kiến tự nguyện khuyến nghị cho tất cả các chủ thể tham gia chuỗi cung ứng thực phẩm Tất cả các loại thực phẩm
Quy định về Sản xuất hữu cơ và Ghi nhãn sản phẩm hữu cơ Điều kiện đối với sản phẩm hữu cơ bán tại E Nông sản, thực phẩm

4. Kế hoạch hành động về kinh tế tuần hoàn (Circular Economy Action Plan - CEAP)

Tác động đáng kể tới hàng hóa nhập khẩu vào EU, trong đó có hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam khi được chính thức thông qua và có hiệu lực.

muc-tieu-ceap

Một số hành động đã được EU triển khai trong khuôn khổ CEAP

CHÍNH SÁCH NỘI DUNG LĨNH VỰC
Chiến lược của EU đối với dệt may tuần hoàn và bền vững Áp dụng khung sản phẩm bền vững mới (thiết kế sinh thái, xử lý các hóa chất độc hại, v.v.); tăng cường phân loại, tái sử dụng và tái chế hàng dệt may, v.v. Sản phẩm dệt may
Chiến lược hóa chất vì sự bền vững Bảo đảm môi trường không có chất độc hại với mức độ bảo vệ sức khỏe con người và môi trường cao hơn Hoa Kỳ phẩm, đồ chơi, chất tẩy rửa, đồ chăm sóc trẻ em, đồ nội thất, hàng dệt may hoặc các vật liệu tiếp xúc với thực phẩm, v.v.
Quy định mới về Thiết kế sinh thái cho các sản phẩm bền vững Đảm bảo tất cả các sản phẩm được sản xuất hoặc bán tại thị trường EU đều phải tuân thủ các tiêu chuẩn kỹ thuật về tính bền vững liên quan tới sản phẩm Tất cả các sản phẩm chế biến chế tạo trừ thực phẩm, dược phẩm, các loại thức ăn gia súc, động thực vật

Yêu cầu khi tham gia thị trường Hoa Kỳ

1. Quy tắc công bố thông tin về khí hậu của Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Hoa Kỳ

Quy định buộc các công ty niêm yết công khai phải công bố lượng phát thải khí nhà kính (GHG) và các rủi ro liên quan đến biến đổi khí hậu, yêu cầu theo dõi và giảm lượng phát thải để đáp ứng kỳ vọng của đối tác và tiêu chuẩn quy định. 

Mặc dù quy định này đang còn nhiều tranh cãi, hiện tại đã bị tạm hoãn, các doanh nghiệp xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ vẫn cần nắm vững thông tin về các quy định này để chuẩn bị cho khả năng phải tuân thủ các quy định mới trong tương lai.

2. Đạo luật Hiện đại hoá An toàn Thực phẩm 204

Luật yêu cầu các doanh nghiệp sản xuất, các cơ sở phân phối phải đăng ký người đại diện tại Hoa Kỳ với FDA.

Các doanh nghiệp có xuất khẩu vào Hoa Kỳ đều buộc phải thực hiện đầu tư xây dựng và quản lý chuỗi cung ứng sản phẩm theo một quy trình an toàn và đảm bảo chất lượng ngay từ trong nước, được giám sát và quản lý, kiểm tra phòng ngừa rủi ro định kỳ bởi FDA và các cơ quan chức năng có liên quan khác của Hoa Kỳ. 

3. Đạo luật về Tính minh bạch trong Chuỗi cung ứng của California

Các nhà xuất khẩu hợp tác với các công ty có trụ sở tại California, Hoa Kỳ cần minh bạch đầy đủ trong việc tìm nguồn cung ứng và thực hành lao động:

  • Xác minh chuỗi cung ứng sản phẩm để đánh giá và giải quyết các rủi ro liên quan đến buôn người và chế độ nô lệ.
  • Đánh giá nhà cung cấp để đánh giá sự tuân thủ của nhà cung cấp với các tiêu chuẩn của công ty về việc buôn người và chế độ nô lệ trong chuỗi cung ứng. Nếu việc xác minh không được thực hiện bởi bên thứ ba, điều này cần được nêu rõ trong báo cáo công khai.
  • Chứng nhận của nhà cung cấp trực tiếp rằng các nguyên liệu được sử dụng trong sản phẩm tuân thủ luật pháp về chế độ nô lệ và buôn người tại quốc gia hoặc các quốc gia mà họ đang hoạt động.
  • Duy trì tiêu chuẩn và quy trình trách nhiệm nội bộ cho nhân viên hoặc nhà thầu không đáp ứng các tiêu chuẩn của công ty liên quan đến chế độ nô lệ và buôn người.
  • Đào tạo dành cho nhân viên quản lý chịu trách nhiệm trực tiếp về quản lý chuỗi cung ứng liên quan đến buôn người và chế độ nô lệ, đặc biệt là về việc giảm thiểu rủi ro trong chuỗi cung ứng sản phẩm.
0915 971 369
zalo