Hướng dẫn triển khai ESG và lập báo cáo ESG cho doanh nghiệp

Admin

13:32 27/03/2025

OMPQI hướng dẫn doanh nghiệp vừa và nhỏ triển khai ESG và lập báo cáo ESG theo từng bước chi tiết, hỗ trợ doanh nghiệp tìm hiểu về ESG và có thể xây dựng được ESG cho doanh nghiệp, cũng như thực hiện báo cáo ESG hàng năm.

Trước khi bắt tay vào thực hiện triển khai ESG và lập báo cáo ESG, doanh nghiệp cần hiểu rõ lý do tại sao phải có ESG và các quy định phát luật liên quan đến ESG trong nước và quốc tế như thế nào.

Các quy định về ESG tại Việt Nam

Việt Nam ban hành gần 20 văn bản các loại liên quan đến phát triển bền vững, trong đó có ảnh hưởng trực tiếp tới việc doanh nghiệp cần triển khai ESG và đưa vào trong báo cáo ESG. Thế giới đã bạn hành 1.234 quy định và 2.626 chính sách.  

  • Theo quy định của Việt Nam, những doanh nghiệp nào có doanh thu trên 100 tỷ đồng và niêm yết trên sàn chứng khoán bắt buộc phải công bố báo cáo ESG.
  • Quyết định 841/QĐ-TTg Lộ trình thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững Việt Nam đến năm 2030: đưa ra các chỉ số mục tiêu chi tiết thuộc 17 mục tiêu phát triển bền vững chia thành 02 mốc: 2025 và 2030.
  • Quyết định 500/QĐ-TTg Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050: cụ thể hóa phát triển năng lượng hướng tới mục tiêu an ninh năng lượng, chuyển dịch năng lượng công bằng và phát triển hệ sinh thái năng lượng.
  • Quyết định 450/QĐ-TTg Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050: cung cấp chỉ số mục đích và mục tiêu; nhiệm vụ và giải pháp chiến lược cho đa lĩnh vực liên quan tới môi trường.
  • Quyết định 876/QĐ-TTg Chương trình hành động về chuyển đổi năng lượng xanh, giảm phát thải khí các-bon và khí mê-tan của ngành giao thông vận tải.
  • Quyết định 882/QĐ-TTg Chương trình hành động quốc gia về Tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030: xác định 18 chủ đề, 57 nhóm hoạt động và 34 hoạt đọng chi tiết nhằm chiển khai Chiến lược Tăng trưởng xanh.
  • Quyết định 888/QĐ-TTg Phương án đề ra nhiệm vụ và giải pháp triển khai kết quả Hội nghị COP26: cung cấp mục tiêu, giải pháp và nhiệm vụ triển khai các cam kết của Việt Nam tại COP 26.
  • Quyết định 896/QĐ-TTg Chiến lược quốc gia về Biến đổi khí hậu đến năm 2025: cung cấp mục tiêu và một số chỉ số mục tiêu; nhiệm vụ và giải pháp chiến lược cho 2 chủ đề chính: Thích ứng với biến đổi khí hậu và Giảm phát thải khí nhà kính.
  • Quyết định 942/QĐ-TTg Chương trình hành động nhằm giảm phát thải khí meetan đến năm 2030: chỉ ra các mục tiêu chi tiết, nhiệm vụ và giải pháp hướng tới mục tiêu tổng quát giảm tổng lượng khí mêtan trong một số ngành.
  • Quyết định 1658/QĐ-TTg Chiến lược quốc gia về Tăng trưởng Xanh giai đoạn 2021-2030 tầm nhìn đến năm 2050: chỉ rõ mục đích và mục tiêu giảm thiểu phát thải khí nhà kính, Xanh hóa các ngành kinh tế, Xanh hóa lối sống và đề cao tiêu thụ bền vững, Xanh hóa quá trình chuyển đổi theo các nguyên tắc bình đẳng, hòa hợp và cải thiện khả năng ứng phó cùng định hướng, chiến lược, nhiệm vụ và giải pháp.
  • Nghị quyết 55/NQ-TW Định hướng chiến lược phá triển năng lượng quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050: cung cấp mục tiêu chi tiết, nhiệm vụ và giải pháp cho năng lượng với mục đích tái đóng góp cho các nguồn năng lượng chủ chốt.
  • Quyết định 622/QĐ-TTg Chương trình hành động quốc gia nhằm cải triển khai các mục tiêu phát triển bền vững trong Chương trình nghị sự 2030: nêu rõ những mục tiêu chi tiết trong 17 mục tiêu phát triển bền vững của liên hợp quốc.
  • Luật Bảo vệ môi trường 2020 số 72/2020/QH14 mới nhất.
  • Nghị định số 06/2022/NĐ-CP của Chính phủ: Quy định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ô-dôn

Tại sao cần triển khai ESG?

Có 03 yếu tố chính yêu cầu doanh nghiệp cần triển khai ESG và có báo cáo ESG.

Mong đợi từ các bên liên quan

Cơ hội tiếp cận nguồn vốn và chính sách

Yêu cầu từ pháp lý

KHÁCH HÀNG 

► Khách hàng đang có xu hướng cân nhắc các lợi ích về môi trường và xã hội khi mua hàng.

► Doanh thu từ sản phẩm bền vững tăng trưởng gấp khoảng sáu lần so với các sản phẩm khác.

► Thị trường có thể thay đổi và mở ra những cơ hội mới để khai thác giá trị tiêu dùng.

ĐỐI THỦ CÙNG NGÀNH

► Mở rộng cơ hội thị trường.

► Lợi thế hơn khi cạnh tranh. 

► Không bị tụt hậu hay bị bỏ lại so với các doanh nghiệp cùng ngành.

NHÂN VIÊN

Thu hút và giữ được nhân tài tốt hơn, đặc biệt là đối với nhân sự thuộc Gen Z.

Mối liên hệ của chỉ số ESG đối với hiệu quả tài chính và khả năng cạnh tranh dài hạn.

► 90% các nhà đầu tư trên toàn cầu đưa tiêu chí ESG vào quy trình ra quyết định của họ

► Triển khai ESG hiệu quả có thể cải thiện đánh giá của các bên liên quan.

► Dễ dàng tiếp cận chính sách ưu đãi và hỗ trợ từ Nhà nước với các dự án liên quan đến phát triển bền vững.

Sự gia tăng quy định pháp lý liên quan đến ESG đối với doanh nghiệp

► Các quy định trên toàn cầu yêu cầu nâng cao tính nhất quán, chính xác và minh bạch của thông tin ESG được công bố.

ESG tạo ra giá trị kinh doanh như thế nào?

Tăng trưởng doanh thu
• Tiếp cận thị trường mới và mở rộng thị trường hiện có.
• Mở ra cơ hội tăng trưởng mới khi doanh nghiệp có được sự tin cậy từ phía cơ quan quản lý.
• Tận dụng xu hướng tiêu dùng để đưa ra mức giá cao hơn cho các sản phẩm hướng tới ESG.

Tối ưu hóa chi phí
• Giảm bớt và loại bỏ chất thải thông qua cải thiện chính sách quản lý tài nguyên.
• Giảm tác động môi trường trên chuỗi giá trị và giảm chi phí thông qua triển khai quản lý chuỗi cung ứng bền vững.
• Đổi mới để cải tiến các quy trình hiện có.
• Giữ chân chân tài, giảm sự biến động về nhân sự, giảm chi phí tuyển dụng.

Tác động của các quy định pháp luật
• Giảm nguy cơ về pháp lý đối với hoạt động của doanh nghiệp.
• Thuận lợi nhận hỗ trợ từ chính phủ.

Nâng cao năng suất
• Thu hút và giữ chân những nhân viên trình độ cao.
• Nâng cao động lực cho nhân viên thông qua truyền thông về ý nghĩa và mục đích công việc, từ đó, thúc đẩy tăng năng suất làm việc.


Hướng dẫn triển khai ESG và báo cáo ESG

Phương pháp tiếp cận xây dựng và triển khai kế hoạch hành động về ESG

huong-dan-trien-khai-esg-va-lap-bao-cao-esg-cho-doanh-nghiep

BƯỚC 1: TÌM HIỂU

Xác nhận mục tiêu và tính cấp thiết của ESG:

  • Khái niệm và mục đích của phát triển bền vững.
  • Các quy định chính liên quan đến ESG.
  • Tiêu chuẩn và thông lệ tốt nhất về ESG trong nước và quốc tế.
  • Yêu cầu hoặc kỳ vọng của các bên liên quan then chốt về ESG.
  • Tác động, ảnh hưởng của các vấn đề ESG đến doanh nghiệp.
  • Sự cấp thiết của việc chuyển đổi ESG.
  • Lợi ích của tích hợp ESG.
  • Chi phí cơ hội nếu không hành động.
  • Mối đe dọa của biến đổi khí hậu với doanh nghiệp.
  • Nhận thức, sự ủng hộ và cam kết ở cấp hội đồng quản trị về phát triển bền vững, biến đổi khí hậu, các rủi ro và cơ hội liên quan.

BƯỚC 2: ĐÁNH GIÁ

2.1. Đánh giá và Xác định chủ đề ESG trọng yếu

Xác định những tác động, rủi ro và cơ hội trọng yếu liên quan đến ESG của doanh nghiệp. Cân nhắc cả hai chiều của tính trọng yếu khi thực hiện phân tích đánh giá tác động của các chủ đề phát triển bền vững.

huong-dan-trien-khai-esg-va-lap-bao-cao-esg-cho-doanh-nghiep-2

Phương pháp tiếp cận

huong-dan-trien-khai-esg-va-lap-bao-cao-esg-cho-doanh-nghiep-ompqi3

Đề xuất các chủ đề trọng yếu có thể xem xét

Môi trường

Xã hội

Quản trị

  • Chất lượng không khí
  • Quản lý nước và nước thải
  • Tác động tới hệ sinh thái và đa dạng sinh học
  • Quản lý chất thải và vật liệu nguy hiểm
  • Phát thải khí nhà kính
  • Quản lý năng lượng
  • Thích ứng, phục hồi và khả năng chuyển đổi đối với biến đổi khí hậu
  • Nguồn cung và hiệu quả về nguyên vật liệu
  • Quyền con người và quan hệ cộng đồng
  • Quyền riêng tư của khách hàng
  • An ninh dữ liệu
  • Khả năng tiếp cận và tính phù hợp về giá cả 
  • Chất lượng và an toàn của sản phẩm
  • Phúc lợi của khách hàng 
  • Thực hành bán hàng và ghi nhãn sản phẩm
  • Thực hành lao động
  • Sức khỏe và an toàn của người lao động
  • Sự gắn kết, đa dạng và hòa nhập của người lao động
  • Quản lý thiết kế và vòng đời sản phẩm
  • Khả năng chống chịu và phục hồi của mô hình kinh doanh
  • Quản lý chuỗi cung ứng
  • Tác động vật lý của biến đổi khí hậu
  • Đạo đức kinh doanh
  • Hành vi cạnh tranh
  • Quản lý pháp lý và quy định về môi trường
  • Quản lý rủi ro sự cố nghiêm trọng
  • Quản lý rủi ro hệ thống

2.2 Đánh giá mức độ trưởng thành của năng lực triển khai ESG hiện tại

Nếu đánh giá doanh nghiệp chưa sẵn sàng:

  • Có khả năng cao các rủi ro ESG sẽ xảy ra và các cơ hội ESG bị bỏ lỡ.
  • Khi các vấn đề ESG xảy ra, doanh nghiệp sẽ mất nhiều thời gian hơn để nhận dạng và sẽ không thể xử lý toàn diện.
  • Uy tín và lợi nhuận bị ảnh hưởng trong dài hạn. 

Phương pháp tiếp cận:

- Đánh giá ở cấp độ toàn doanh nghiệp, toàn diện và bao quát.

- Đánh giá ở cấp độ chủ đề, hoàn thành nhanh chóng hơn (tập trung vào các khía cạnh riêng theo từng chủ đề trọng yếu).

Các khía cạnh đánh giá:

1. Quản trị và Chiến lược

2. Vận hành

3. Dữ liệu và báo cáo

4. Giám sát

*Lưu ý: Cần có sự tham gia của các bên liên quan chính – cả trong nội bộ và ngoài tổ chức.


BƯỚC 3: LẬP KẾ HOẠCH

huong-dan-trien-khai-esg-va-lap-bao-cao-esg-cho-doanh-nghiep-4


BƯỚC 4: TRIỂN KHAI

Doanh nghiệp cần thực hiện những nội dung sau:

Sự tham gia và hỗ trợ từ cấp Điều hành

Đào tạo cho nhân viên 

Thông tin cho các nhà cung cấp

Thông tin cho khách hàng

► Cấp Điều hành cần thiết lập định hướng từ trên xuống toàn doanh nghiệp.

► Giải thích tại sao doanh nghiệp đang thực hiện các hành động về phát triển bền vững.

► Giải thích cho các nhà cung cấp của doanh nghiệp về kế hoạch hành động phát triển bền vững và các yêu cầu áp dụng cho các nhà cung cấp.

► Đưa ra khoảng thời gian chuyển đổi hợp lý để phù hợp với mục tiêu của doanh nghiệp.

► Truyền đạt kế hoạch hành động phát triển bền vững cho khách hàng để thu hút người tiêu dùng có ý thức về môi trường.


BƯỚC 5: GIÁM SÁT TIẾN ĐỘ VÀ ĐÁNH GIÁ

Việc giám sát sẽ giúp doanh nghiệp xác định xem liệu kế hoạch hành động và các sáng kiến cải tiến có đạt được các mục tiêu đã thiết lập hay không.

Phương pháp tiếp cận theo dõi tiến độ của Kế hoạch Hành động ESG:

  • Xác định các chỉ số phù hợp – thước đo định lượng hoặc định tính về tiến độ thực hiện các mục tiêu đã đề ra.
  • Thu thập dữ liệu ESG liên quan và có ý nghĩa để giám sát tiến độ
  • Xác định (và có thể là cả định lượng) các vấn đề có thể xảy ra.
  • Dựa vào tiến độ hiện tại, thực hiện điều chỉnh kế hoạch hành động để giải quyết các vấn đề phát sinh.

Lưu ý:

• Dữ liệu đáng tin cậy rất quan trọng để chứng minh các tuyên bố về phát triển bền vững và giúp xác định (có thể định lượng) bất kỳ vấn đề nào có thể xảy ra.

• Dữ liệu cho việc đánh giá hiệu quả có thể được thu thập thông qua quan sát trực quan, đo lường và thử nghiệm, bảng câu hỏi, khảo sát, phỏng vấn với nhân viên và các bên liên quan bên ngoài và rà soát tài liệu.


BƯỚC 6: BÁO CÁO

Việc công bố thông tin minh bạch và thường xuyên là không thể thiếu để xây dựng lòng tin của các bên liên quan đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

  • Thực hiện Báo cáo và truyền thông về các mục tiêu và thành tựu đạt được của doanh nghiệp đối với kế hoạch hành động ESG có thể gia tăng các giá trị quan trọng cho các bên liên quan, đặc biệt với các bên cung cấp tài chính;
  • Chính thức hóa kế hoạch hành động ESG của doanh nghiệp;
  • Liệt kê ra các mục tiêu và thành tựu đạt được tương ứng; giải trình nếu không đạt được các mục tiêu này và tuyên bố cách đạt được chúng trong tương lai;
  • Nhận dạng các bên liên quan cả trong nội bộ và bên ngoài cần tiếp cận thông tin này;
  • Cân nhắc công bố các nỗ lực và/hoặc hiệu quả triển khai công tác ESG thông qua trang web của doanh nghiệp, xuất bản báo cáo phát triển bền vững hoặc sử dụng nền tảng số về công bố về phát triển bền vững.

Hướng dẫn các bước lập báo cáo ESG

mau-bao-cao-esg

 

Cấu trúc báo cáo ESG, những nội dung quan trọng cần đưa vào báo cáo phát triển bền vững ESG

mau-bao-cao-esg-2


Thông tin công bố trong báo cáo esg

Môi trường

Xã hội

Quản trị

  • Phát thải khí nhà kính
  • Quản lý năng lượng
  • Quản lý nước và nước thải
  • Quản lý chất thải
  • Đa dạng sinh học và tác động đến sinh thái
  • Nguồn cung và hiệu quả về nguyên vật liệu
  • Thực hành lao động
  • Sức khỏe và an toàn người lao động
  • Đa dạng, hòa nhập và hợp tác của người lao động
  • Cộng đồng bị ảnh hưởng
  • Người tiêu dùng và người dùng cuối
  • Quản trị 
  • Chiến lược
  • Quản lý rủi ro
  • Kế hoạch hành động ESG


Trên đây là những hướng dẫn từ chuyên gia OMPQI về cách xây dựng và thực hành ESG trong doanh nghiệp, thiết lập nội dung báo cáo ESG phát triển bền vững. Để được hướng dẫn chi tiết hơn, tham gia chương trình đào tạo hoặc tư vấn lập báo cáo ESG.

>>> Đào tạo ESG tại đây: https://ompqi.com/dich-vu/dao-tao-esg-phat-trien-ben-vung

>>> Tư vấn lập báo cáo ESG: https://ompqi.com/dich-vu/tu-van-lap-bao-cao-moi-truong-xa-hoi-va-quan-tri-esg

GẶP CHUYÊN GIA

Bài viết liên quan

Giữa ISO 14064 và ISO 14067: Doanh nghiệp nên lựa chọn thế nào?

Giữa ISO 14064 và ISO 14067: Doanh nghiệp nên lựa chọn thế nào?

ISO 14064 và ISO 14067 đều liên quan đến tính toán lượng phát thải GHG (khí nhà kính), vậy doanh nghiệp nên lựa chọn như thế nào để phù hợp với mục tiêu doanh nghiệp.

Thẩm định, Thẩm tra báo cáo kiểm kê khí nhà kính

Thẩm định, Thẩm tra báo cáo kiểm kê khí nhà kính

Thẩm định, thẩm tra báo cáo khí nhà kính xác nhận tính hợp lệ và đầy đủ của dữ liệu kiểm kê KNK trước khi công bố hoặc nộp cho cơ quan có thẩm quyền, đáp ứng yêu cầu pháp lý theo Nghị định 06/2022/NĐ-CP.

Hướng dẫn triển khai ESG và lập báo cáo ESG cho doanh nghiệp

Hướng dẫn triển khai ESG và lập báo cáo ESG cho doanh nghiệp

Chi tiết cách thức triển khai và lập báo cáo ESG dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam.

Mẫu kế hoạch giảm phát thải khí nhà kính

Mẫu kế hoạch giảm phát thải khí nhà kính

Mẫu kế hoạch giảm phát thải khí nhà kính mới nhất năm 2025. Chuyên gia hướng dẫn làm kế hoạch giảm phát thải khí nhà kính.

Hướng dẫn làm kế hoạch giảm phát thải khí nhà kính

Hướng dẫn làm kế hoạch giảm phát thải khí nhà kính

Chi tiết kế hoạch giảm phát thải khí nhà kính đảm bảo theo quy định nhà nước và tiêu chuẩn quốc tế. Mẫu kế hoạch giảm phát thải khí nhà kính.

Sử Dụng Nguyên Vật Liệu Dư Thừa và Tái Tạo: Lối Sống Xanh Cho Môi Trường Bền Vững

Sử Dụng Nguyên Vật Liệu Dư Thừa và Tái Tạo: Lối Sống Xanh Cho Môi Trường Bền Vững

Môi trường đang đối diện với những thách thức nghiêm trọng, và việc sử dụng nguyên vật liệu dư thừa cùng với tái tạo đã trở thành một phần quan trọng trong việc bảo vệ hành tinh chúng ta. Bài viết này sẽ tìm hiểu về ý nghĩa của việc sử dụng nguyên vật liệu dư thừa và tái tạo trong sản xuất và cách chúng ta có thể đóng góp vào nỗ lực bảo vệ môi trường thông qua các hành động cụ thể.

Năng Suất Xanh: Chìa Khóa Cho Tương Lai Bền Vững

Năng Suất Xanh: Chìa Khóa Cho Tương Lai Bền Vững

Năng suất xanh đã nhanh chóng trở thành một chủ đề quan trọng trong cuộc cách mạng của thế kỷ 21, nơi bền vững và bảo vệ môi trường đang trở nên ngày càng quan trọng. Thái độ của con người và doanh nghiệp đối với tài nguyên và môi trường đang trải qua sự biến đổi mạnh mẽ.

0915 971 369
zalo