Hướng dẫn làm kế hoạch giảm phát thải khí nhà kính

Admin

16:20 17/03/2025

Kế hoạch giảm phát thải khí nhà kính được yêu cầu theo Nghị định 06/2022/NĐ-CP và Quyết định 13/2024/QĐ-TTg, yêu cầu các đơn vị cơ sở thuộc phạm vi, đối tượng phải thực hiện. Dưới đây OMPQI sẽ hướng dẫn làm kế hoạch giảm phát thải khí nhà kính để doanh nghiệp tham khảo.

Tại sao phải làm kế hoạch giảm phát thải khí nhà kính?

Ngoài yêu cầu từ quy định và pháp luật liên quan, kế hoạch giảm phát thải khí nhà kính có thể giúp doanh nghiệp tránh được nhiều rủi ro dưới đây:

  • Rủi ro pháp lý & xử phạt hành chính.
  • Bị hạn chế hoạt động (các ngành phát thải lớn như sản xuất, năng lượng, vận tải...).
  • Bị đình chỉ dị án (từ chối cấp phép, tước giấy phép...).
  • Rủi ro tài chính & chi phí tăng cao.
  • Mất cơ hội hưởng ưu đãi thuế, chính sách nhà nước, tài trợ.
  • Có thể phải mua tín chỉ carbon giá cao.
  • Tốn kém hơn khi phải làm gấp nếu bị yêu cầu nộp ngay.

Có kế hoạch giảm phát thải còn mang lại lợi ích kinh doanh:

  • Tiết kiệm chi phí vận hành.
  • Nâng cao uy tín thương hiệu, gây ấn tượng với khách hàng, nhà đầu tư và đối tác.
  • Tiếp cận thị trường quốc tế, thuận lợi xuất khẩu hàng hóa sang các thị trường lớn.
  • Tận dụng các cơ hội tài chính: Được hưởng ưu đãi thuế, tài trợ từ các tổ chức hỗ trợ doanh nghiệp xanh.

ke-hoach-giam-phat-thai-khi-nha-kinh-7

Hướng dẫn lập kế hoạch giảm phát thải khí nhà kính

1. Báo cáo kiểm kê khí nhà kính

Điều kiện đầu tiên để làm được kế hoạch giảm phát thải khí nhà kính, doanh nghiệp cần phải có báo cáo kiểm kê khí nhà kính của năm gần nhất (có năm cơ sở)

Nếu doanh nghiệp chưa có báo cáo kiểm kê khí nhà kính, xem tại đây.

Số liệu cần thiết để xây dựng được kế hoạch giảm phát thải khí nhà kính:

Thực hiện tiến hành kiểm kê lượng khí nhà kính theo 03 phạm vi:

  • Phạm vi 1 (Scope 1): Phát thải trực tiếp từ hoạt động sản xuất, vận hành thiết bị, phương tiện giao thông nội bộ.
  • Phạm vi 2 (Scope 2): Phát thải gián tiếp từ việc tiêu thụ điện năng, nhiệt năng.
  • Phạm vi 3 (Scope 3): Phát thải từ chuỗi cung ứng, vận chuyển, tiêu dùng sản phẩm và xử lý rác thải.

Kiểm kê khí nhà kính có thể được thực hiện dựa trên các tiêu chuẩn như GHG Protocol, ISO 14064-1 hoặc Nghị định 06/2022/NĐ-CP.

pham-vi-phat-thai-khi-nha-kinh

2. Xác định mục tiêu giảm phát thải

Sau khi kiểm kê hoặc tổng hợp dữ liệu từ báo cáo kiểm kê đã có sẵn, cần xác định mục tiêu cắt giảm lượng phát thải trong ngắn hạn và dài hạn. 

Ví dụ: Doanh nghiệp A đặt mục tiêu

  • Giảm phát thải 47 % trong vòng 5 năm.
  • Sử dụng 100% năng lượng tái tạo vào năm 2030.
  • Năm 2046 đạt được các mục tiêu đặt ra.
  • Đạt trung hòa carbon vào năm 2051 theo cam kết toàn cầu.
  • Giảm phát thải theo yêu cầu của khách hàng, đối tác lớn.

Mục tiêu sẽ dựa trên các dữ liệu thu thập được, phân tích, phân loại dữ liệu cụ thể, đo lường được và phù hợp với khả năng thực tế của doanh nghiệp.

ke-hoach-giam-phat-thai-khi-nha-kinh

3. Xây dựng các biện pháp giảm phát thải khí nhà kính

Dựa trên kết quả kiểm kê và mục tiêu đề ra, doanh nghiệp có thể triển khai các biện pháp giảm phát thải như:

  • Tiết kiệm năng lượng (áp dụng ISO 14001, ISO 50001...).
  • Chuyển đổi sang năng lượng tái tạo: Sử dụng điện mặt trời, gió, thủy điện.
  • Cải tiến quy trình sản xuất, giảm thất thoát lãng phí nhiên liệu.
  • Cải tiến công nghệ (chuyển đổi nhiên liệu, tối ưu hóa tỷ lệ không khí...).
  • Sử dụng công nghệ giảm lượng khí thải CO2.
  • Tối ưu hóa logistics và vận chuyển: Giảm lượng nhiên liệu tiêu thụ.
  • Năng lượng tái tạo.
  • Bù trừ (Tham gia thị trường tín chỉ carbon, trồng rừng.

4. Xây dựng lộ trình thực hiện

Doanh nghiệp tham khảo lập kế hoạch hành động chi tiết theo từng giai đoạn:

- Giai đoạn 1 (0-1 năm): Kiểm kê phát thải, đặt mục tiêu, thử nghiệm giải pháp.

- Giai đoạn 2 (2-5 năm): Mở rộng quy mô các giải pháp hiệu quả, đánh giá kết quả.

- Giai đoạn 3 (5-10 năm): Hoàn thiện hệ thống quản lý khí nhà kính, hướng đến phát thải bằng 0.

5. Giám sát và báo cáo tiến độ

Giám sát các hoạt động thực hiện theo lộ trình trong kế hoạch giảm phát thải khí nhà kính.

  • Lập hồ sơ lưu trữ, báo cáo định kỳ về lượng phát thải đã giảm và hiệu quả của các giải pháp.
  • Điều chỉnh kế hoạch nếu cần thiết để đảm bảo đạt mục tiêu.
  • Công khai báo cáo hoặc nộp về cơ quan quản lý có thẩm quyền để đảm bảo theo yêu cầu và nâng cao uy tín doanh nghiệp.

Mẫu kế hoạch giảm phát thải khí nhà kính

Doanh nghiệp sẽ làm theo mẫu kế hoạch giảm phát thải khí nhà kính đính kèm phụ lục trong Nghị định 06/2022/NĐ-CP.

mau-ke-hoach-giam-phat-thai-khi-nha-kinh-1


Doanh nghiệp cần chuẩn bị gì khi làm kế hoạch giảm phát thải khí nhà kính

Doanh nghiệp cần chuẩn bị:

- Báo cáo kiểm kê khí nhà kính gần nhất (năm cơ sở gần nhất).

- Tài chính để thực hiện các biện pháp giảm phát thải.

- Khuyến khích có hệ thống quản lý liên quan đến môi trường và năng lượng, khí nhà kính (ISO 14001, ISO 50001, ISO 14064-1).

- Đào tạo nhận thức cho nhân viên về tầm quan trọng của giảm phát thải khí nhà kính để nhân viên thực hiện theo lộ trình và đạt được mục tiêu.

- Đào tạo nhân viên có kỹ năng và kiến thức tự xây dựng được báo cáo kiểm kê khí nhà kính, kế hoạch giảm phát thải khí nhà kính và báo cáo giảm phát thải khí nhà kính


Những đối tượng nào phải làm kế hoạch giảm phát thải khí nhà kính?

Kế hoạch giảm phát thải khí nhà kính sẽ phải nộp về cơ quan có thẩm quyền quản lý hàng năm.

ke-hoach-giam-phat-thai-khi-nha-kinh-1

ke-hoach-giam-phat-thai-khi-nha-kinh-3


Chi phí thực hiện kế hoạch giảm phát thải khí nhà kính?

Báo giá tư vấn thực hiện kế hoạch giảm phát thải khí nhà kính của mỗi tổ chức/doanh nghiệp là khác nhau, tùy theo ngành nghề, quy mô công ty khác nhau thì chi phí sẽ khác nhau.

Chi phí thực hiện kế hoạch giảm phát thải bao gồm:

  • Kiểm kê & đo lường khí nhà kính (đối với doanh nghiệp chưa có báo cáo kiểm kê khí nhà kính, chưa có năm cơ sở).
  • Xây dựng mục tiêu, chiến lược giảm phát thải phù hợp với doanh nghiệp.
  • Chi phí  triển khai giải pháp giảm phát thải (đầu tư công nghệ, thiết bị, tối ưu hóa sản xuất, năng lượng tái tạo, xử lý chất thải...).
  • Chi phí giám sát & báo cáo định kỳ.
  • Chi phí đào tạo nhân sự (nhận thức, xây dựng kế hoạch, thực hiện báo cáo...).
  • Xây dựng kế hoạch giảm phát thải khí nhà kính từng năm (theo giai đoạn 2026-2030).

OMPQI luôn đồng hành cùng Doanh nghiệp phát triển bền vững. Hỗ trợ tận tâm, Miễn phí khảo sát báo giá toàn quốc.

Để nhận được báo giá chi tiết, Quý khách hàng vui lòng Liên hệ ngay Hotline: 0915 971 369 hoặc đăng ký nhận báo giá tại đây.


OMPQI hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng kế hoạch giảm phát thải khí nhà kính

ke-hoach-giam-phat-thai-khi-nha-kinh-2

ke-hoach-giam-phat-thai-khi-nha-kinh-4

Bài viết liên quan

Giữa ISO 14064 và ISO 14067: Doanh nghiệp nên lựa chọn thế nào?

Giữa ISO 14064 và ISO 14067: Doanh nghiệp nên lựa chọn thế nào?

ISO 14064 và ISO 14067 đều liên quan đến tính toán lượng phát thải GHG (khí nhà kính), vậy doanh nghiệp nên lựa chọn như thế nào để phù hợp với mục tiêu doanh nghiệp.

Thẩm định, Thẩm tra báo cáo kiểm kê khí nhà kính

Thẩm định, Thẩm tra báo cáo kiểm kê khí nhà kính

Thẩm định, thẩm tra báo cáo khí nhà kính xác nhận tính hợp lệ và đầy đủ của dữ liệu kiểm kê KNK trước khi công bố hoặc nộp cho cơ quan có thẩm quyền, đáp ứng yêu cầu pháp lý theo Nghị định 06/2022/NĐ-CP.

Hướng dẫn triển khai ESG và lập báo cáo ESG cho doanh nghiệp

Hướng dẫn triển khai ESG và lập báo cáo ESG cho doanh nghiệp

Chi tiết cách thức triển khai và lập báo cáo ESG dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam.

Mẫu kế hoạch giảm phát thải khí nhà kính

Mẫu kế hoạch giảm phát thải khí nhà kính

Mẫu kế hoạch giảm phát thải khí nhà kính mới nhất năm 2025. Chuyên gia hướng dẫn làm kế hoạch giảm phát thải khí nhà kính.

Hướng dẫn làm kế hoạch giảm phát thải khí nhà kính

Hướng dẫn làm kế hoạch giảm phát thải khí nhà kính

Chi tiết kế hoạch giảm phát thải khí nhà kính đảm bảo theo quy định nhà nước và tiêu chuẩn quốc tế. Mẫu kế hoạch giảm phát thải khí nhà kính.

Sử Dụng Nguyên Vật Liệu Dư Thừa và Tái Tạo: Lối Sống Xanh Cho Môi Trường Bền Vững

Sử Dụng Nguyên Vật Liệu Dư Thừa và Tái Tạo: Lối Sống Xanh Cho Môi Trường Bền Vững

Môi trường đang đối diện với những thách thức nghiêm trọng, và việc sử dụng nguyên vật liệu dư thừa cùng với tái tạo đã trở thành một phần quan trọng trong việc bảo vệ hành tinh chúng ta. Bài viết này sẽ tìm hiểu về ý nghĩa của việc sử dụng nguyên vật liệu dư thừa và tái tạo trong sản xuất và cách chúng ta có thể đóng góp vào nỗ lực bảo vệ môi trường thông qua các hành động cụ thể.

Năng Suất Xanh: Chìa Khóa Cho Tương Lai Bền Vững

Năng Suất Xanh: Chìa Khóa Cho Tương Lai Bền Vững

Năng suất xanh đã nhanh chóng trở thành một chủ đề quan trọng trong cuộc cách mạng của thế kỷ 21, nơi bền vững và bảo vệ môi trường đang trở nên ngày càng quan trọng. Thái độ của con người và doanh nghiệp đối với tài nguyên và môi trường đang trải qua sự biến đổi mạnh mẽ.

0915 971 369
zalo