Báo cáo kiểm kê khí nhà kính
Admin
16:07 01/04/2025
Thẩm định/Thẩm tra báo cáo kiểm kê khí nhà kính là bước quan trọng ngay sau khi doanh nghiệp hoàn thiện xong báo cáo kiểm kê khí nhà kính. Trước khi nộp về cơ quan quản lý có thẩm quyền (UBND tỉnh, Sở, Bộ), báo cáo kiểm kê khí nhà kính được một đơn vị thứ 3 đánh giá và cấp một giấy chứng nhận/Tuyên bố thẩm tra thông tin khí nhà kính sẽ đảm bảo về tính hợp lệ, minh bạch, chính xác của báo cáo. Dưới đây OMPQI sẽ hướng dẫn doanh nghiệp hiểu thêm về thẩm định/thẩm tra báo cáo KNK và tại sao doanh nghiệp nên thực hiện hoạt động này.
>>>Nếu doanh nghiệp chưa có báo cáo kiểm kê khí nhà kính, xem tại đây.
Thẩm định báo cáo kiểm kê khí nhà kính
Thẩm định báo cáo kiểm kê khí nhà kính là quá trình đánh giá nội bộ hoặc do một đơn vị tư vấn thực hiện nhằm kiểm tra tính hợp lệ, đầy đủ và hợp lý của dữ liệu từ báo cáo kiểm kê khí nhà kính.
Thẩm định giúp doanh nghiệp rà soát lại phương pháp tính toán, giả định và nguồn dữ liệu để đảm bảo báo cáo chính xác trước khi gửi đi thẩm tra.
Thẩm tra báo cáo kiểm kê khí nhà kính
Thẩm tra báo cáo khí nhà kính là bước đánh giá độc lập do một bên thứ ba có thẩm quyền thực hiện để xác minh mức độ chính xác của báo cáo, tính minh bạch và tuân thủ các quy định quốc gia hoặc tiêu chuẩn quốc tế như ISO 14064-1 hoặc hướng dẫn của IPCC. Sau khi thẩm tra, doanh nghiệp sẽ được cấp giấy chứng nhận/Tuyên bố thẩm tra thông tin khí nhà kính có đóng dấu cam kết đảm bảo của đơn vị đã được nhà nước cấp phép hoặc chứng nhận có năng lực.
Giấy chứng nhận/Tuyên bố thẩm tra thông tin khí nhà kính được thực hiện và cấp trực tiếp bởi ISOCERT thông qua báo cáo đánh giá của OMPQI, không thông qua trung gian với đầy đủ tính pháp lý, hợp pháp trong nước và được công nhận trên toàn thế giới (Được Văn phòng Công nhận Chất lượng, Bộ Khoa học và Công nghệ công nhận).
Bắt buộc:
-Báo cáo kiểm kê KNK của cơ sở - NĐ 06/2022/ND-CP
Tự nguyện:
- Báo cáo kiểm kê KNK cấp cơ sở (phù hợp ISO 14064-1).
- Báo cáo KNK cấp dự án (phù hợp ISO 14064-2).
- Báo cáo nghiên cứu vết carbon của Sản phẩm (ISO 14067).
- Tiến trình trung hòa carbon (ISO 14068-1).
Nhiều quốc gia đã ban hành các quy định về kiểm kê khí nhà kính và giảm phát thải khí nhà kính, ví dụ như: Cơ chế Điều chỉnh Biên giới Carbon – CBAM (Châu Âu); Báo cáo ESG (Quỹ đầu tư xanh); Áp dụng cơ chế định giá carbon (thuế carbon, thị trường carbon). Trước khi tính về giá trị hay lợi nhuận mang về cho doanh nghiệp, thẩm định hoặc thẩm tra báo cáo khí nhà kính, trước hết, quan trọng nhất là giúp doanh nghiệp đảm bảo báo cáo tuân thủ các yêu cầu pháp lý, tránh các rủi ro bị xử phạt, thuận lợi xuất khẩu vào thị trường quốc tế và gia nhập chuỗi cung ứng toàn cầu.
Nếu doanh nghiệp thực hiện thẩm định/thẩm tra báo cáo kiểm kê khí nhà kính sẽ có các lợi ích kinh doanh sau:
Chi phí thẩm định/thẩm tra báo cáo kiểm kê khí nhà kính phụ thuộc vào nhiều yếu tố như quy mô doanh nghiệp, mức độ phức tạp của báo cáo, tiêu chuẩn áp dụng (ISO 14064-1, GHG Protocol, hướng dẫn IPCC) và đơn vị cung cấp dịch vụ.
- Quy mô doanh nghiệp: nhiều nguồn phát thải sẽ có chi phí cao hơn.
- Địa điểm: Công ty có nhiều địa điểm chi phí sẽ cao hơn.
- Mức độ phức tạp của dữ liệu: Báo cáo có nhiều nguồn phát thải khác nhau.
- Tiêu chuẩn áp dụng: Thẩm tra tiêu chuẩn quốc tế ISO 14064 thường có chi phí cao hơn theo Nghị định 06.
- Đơn vị thực hiện: Có được cấp phép, công nhận hay được chỉ định hay không.
- Mức độ kiểm tra tại chỗ: Nếu yêu cầu kiểm tra trực tiếp tại cơ sở sản xuất, chi phí sẽ tăng do chi phí nhân lực và di chuyển.
Lưu ý: Cần lựa chọn tổ chức thực hiện Thẩm định/Thẩm tra báo cáo khí nhà kính đã được các cơ quan có thẩm quyền tại Việt Nam hoặc quốc tế công nhận để tránh các rủi ro về pháp lý.
Báo cáo kiểm kê khí nhà kính có bắt buộc phải thẩm tra không?
Tùy vào quy định của từng quốc gia, một số doanh nghiệp bắt buộc phải thẩm tra báo cáo để tuân thủ pháp luật hoặc tham gia thị trường carbon. Tại Việt Nam, cơ quan có thẩm quyền chấp nhận báo cáo khí nhà kính của doanh nghiệp sẽ thực hiện hoạt động thẩm tra. Một số địa phương sẽ chỉ định đơn vị thứ 3 thực hiện hoạt động thẩm tra báo cáo khí nhà kính để đảm bảo tính minh bạch và chính xác của báo cáo.
Thời gian thẩm tra báo cáo khí nhà kính mất bao lâu?
Thời gian có thể kéo dài từ 2 tuần đến vài tháng tùy vào quy mô doanh nghiệp và mức độ phức tạp của báo cáo, địa điểm, nguồn phát thải. Vì vậy hãy thực hiện thẩm tra ngay để tránh rơi vào tình huống bị động khi bị yêu cầu.
Ai có thể thực hiện thẩm tra báo cáo khí nhà kính?
Các tổ chức thẩm tra có thể là bên thứ ba độc lập, tổ chức chứng nhận quốc tế hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Thực hiện thẩm định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường và chịu trách nhiệm về kết quả thẩm định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính.
Yêu cầu đáp ứng Theo Điều 14 Nghị định 06/2022/NĐ-CP:
Đáp ứng quy định tại tiêu chuẩn:
Được công nhận/thừa nhận:
Top 5 tổ chức thẩm định/thẩm tra báo cáo kiểm kê khí nhà kính uy tín nhất tại Việt Nam
1. Công ty Cổ phần Chứng nhận và Giám định Quốc tế ISOCERT
- Địa chỉ: Số 40, dãy A, lô 12, khu đô thị Định Công, phường Định Công, quận Hoàng Mai, TP Hà Nội
- Điện thoại: 0976 389 199
- Website: www.isocert.org.vn
2. Công ty TNHH TÜV NORD Việt Nam
- Địa chỉ: Tầng 12, tòa nhà TID, số 4 Liễu Giai, phường Cống Vị, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội, Việt Nam
- Website:https://www.tuv-nord.com/vn/vi/
3. Công ty TNHH SGS Việt Nam
- Địa chỉ: 198 Nguyễn Thị Minh Khai, quận 3, TP Hồ Chí Minh
- Website: www.sgs.vn
3. Trung tâm Nhiệt đới Việt Nga – Chi nhánh Phía Nam
- Địa chỉ: Số 3, Đường 3/2, Phường 11, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh
- Website:https://trungtamnhietdoivietnga.com.vn/chi-nhanh-phia-nam
4. Công ty TNHH Intertek Việt Nam
- Địa chỉ: Tầng 3, 4, 6, tòa nhà Âu Việt, số 1 đường Lê Đức Thọ, phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội
- Website:https://www.intertek.vn/
5. Công ty cổ phần Chứng nhận Quốc tế
- Địa chỉ: C9, Lô 8, Khu đô thị mới Định Công, Quận Hoàng Mai, Hà Nội
- Website:https://chungnhanquocte.vn/
Sự khác nhau giữa báo cáo kiểm kê khí nhà kính theo Nghị định 06/2022/NĐ-CP và báo cáo kiểm kê khí nhà kính theo ISO 14064 là gì?
Theo kinh nghiệm tư vấn và làm báo cáo kiểm kê khí nhà kính, OMPQI khuyến nghị doanh nghiệp nên lưu ý các vấn đề sau khi tổ chức thực hiện thẩm tra báo cáo khí nhà kính cho doanh nghiệp:
Báo cáo kiểm kê khí nhà kính
Quá trình thẩm tra hiện trường
Giữa ISO 14064 và ISO 14067: Doanh nghiệp nên lựa chọn thế nào?
ISO 14064 và ISO 14067 đều liên quan đến tính toán lượng phát thải GHG (khí nhà kính), vậy doanh nghiệp nên lựa chọn như thế nào để phù hợp với mục tiêu doanh nghiệp.
Thẩm định, Thẩm tra báo cáo kiểm kê khí nhà kính
Thẩm định, thẩm tra báo cáo khí nhà kính xác nhận tính hợp lệ và đầy đủ của dữ liệu kiểm kê KNK trước khi công bố hoặc nộp cho cơ quan có thẩm quyền, đáp ứng yêu cầu pháp lý theo Nghị định 06/2022/NĐ-CP.
Hướng dẫn triển khai ESG và lập báo cáo ESG cho doanh nghiệp
Chi tiết cách thức triển khai và lập báo cáo ESG dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam.
Mẫu kế hoạch giảm phát thải khí nhà kính
Mẫu kế hoạch giảm phát thải khí nhà kính mới nhất năm 2025. Chuyên gia hướng dẫn làm kế hoạch giảm phát thải khí nhà kính.
Hướng dẫn làm kế hoạch giảm phát thải khí nhà kính
Chi tiết kế hoạch giảm phát thải khí nhà kính đảm bảo theo quy định nhà nước và tiêu chuẩn quốc tế. Mẫu kế hoạch giảm phát thải khí nhà kính.
Sử Dụng Nguyên Vật Liệu Dư Thừa và Tái Tạo: Lối Sống Xanh Cho Môi Trường Bền Vững
Môi trường đang đối diện với những thách thức nghiêm trọng, và việc sử dụng nguyên vật liệu dư thừa cùng với tái tạo đã trở thành một phần quan trọng trong việc bảo vệ hành tinh chúng ta. Bài viết này sẽ tìm hiểu về ý nghĩa của việc sử dụng nguyên vật liệu dư thừa và tái tạo trong sản xuất và cách chúng ta có thể đóng góp vào nỗ lực bảo vệ môi trường thông qua các hành động cụ thể.
Năng Suất Xanh: Chìa Khóa Cho Tương Lai Bền Vững
Năng suất xanh đã nhanh chóng trở thành một chủ đề quan trọng trong cuộc cách mạng của thế kỷ 21, nơi bền vững và bảo vệ môi trường đang trở nên ngày càng quan trọng. Thái độ của con người và doanh nghiệp đối với tài nguyên và môi trường đang trải qua sự biến đổi mạnh mẽ.