Tổng tiền:
Liên hệ
Mô tả/ Lợi ích
Thông tin chi tiết
Cách mạng 4.0 đã mở ra nhiều cơ hội để các tổ chức/doanh nghiệp kết nối, tham gia vào chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị toàn cầu, đồng thời cũng đặt ra nhiều thách thức về tiềm lực cơ sở vật chất, chiến lược phát triển của tổ chức/doanh nghiệp, trình độ và tay nghề của người lao động. Trong bối cảnh đó, các doanh nghiệp Việt Nam đứng trước sự lựa chọn “dậm chân tại chỗ” hoặc “chuyển đổi số” để bứt phá tăng trưởng. Đặc biệt, khi đại dịch Covid-19 được coi là một phép thử “thanh lọc” của nền kinh tế, việc “chuyển mình” bằng cách ứng dụng công nghệ lại càng trở nên cấp thiết, giúp doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh, phục hồi và tăng tốc sau dịch. Để bắt kịp và hòa nhập vào cuộc cách mạng 4.0, các tổ chức/doanh nghiệp cần xác định hiện trạng, đổi mới trình độ quản trị doanh nghiệp, đảm bảo sẵn sàng cơ sở nền tảng để “hấp thụ” làn sóng công nghệ mới.
Chuyển đổi số trong doanh nghiệp là việc tích hợp, áp dụng công nghệ số để nâng cao hiệu quả kinh doanh, hiệu quả quản lý nhằm nâng cao năng lực, sức cạnh tranh, tạo ra các giá trị mới cho doanh nghiệp. Các hoạt động chuyển đổi số có thể bao gồm từ việc số hóa dữ liệu quản lý, kinh doanh của doanh nghiệp, tối ưu hóa các quy trình nghiệp vụ, quy trình quản lý, sản xuất kinh doanh, quy trình báo cáo, phối hợp công việc trong doanh nghiệp cho đến việc chuyển đổi toàn bộ mô hình kinh doanh, tạo thêm giá trị mới cho doanh nghiệp.
Chuyển đổi số được ví như "cánh tay đòn", nâng cao năng lực cạnh tranh và đặc biệt là giúp doanh nghiệp thích ứng linh hoạt trong mọi biến động, tăng khả năng hồi phục sau những "cú sốc" như đại dịch COVID-19. Chúng ta đã thấy rõ điều này khi vừa qua có rất nhiều doanh nghiệp bị gián đoạn, đình trệ hoạt động sản xuất, kinh doanh nhưng ngược lại có một số doanh nghiệp vẫn duy trì được ổn định và nhanh chóng hồi phục mạnh mẽ bởi vì họ có công cụ hỗ trợ là công nghệ số.
Không thể phủ nhận những lợi ích rõ ràng mà chuyển đổi số đem lại:
Chuẩn bị đánh giá mức độ sẵn sàng chuyển đổi số, doanh nghiệp có thể đối diện với nhiều khó khăn và thách thức khác nhau:
Đó là lý do tại sao trước khi thực hiện chuyển đổi số doanh nghiệp cần đánh giá mức độ chuyển đổi số và những khó khăn có thể gặp phải trong quá trình thực hiện. Đội ngũ OMPQI với nhiều năm kinh nghiệm và chuyên môn trong việc đánh giá mức độ sẵn sàng chuyển đổi số cho doanh nghiệp hỗ trợ bạn!
Đánh giá mức độ sẵn sàng chuyển đổi số để xác định bối cảnh và năng lực chuyển đổi của doanh nghiệp từ đó mạnh dạn xây dựng lộ trình và đầu tư vào sự thay đổi - sự thay đổi mang tính chất đột phá cho doanh nghiệp để ứng phó với các thách thức mới, phục hồi, mở rộng sản xuất, kinh doanh và nâng cao lợi thế cạnh tranh nhằm tham gia bền vững vào chuỗi cung ứng trong nước và quốc tế.
Dựa trên kinh nghiệm từ các nghiên cứu đánh giá của các tổ chức trên thế giới và Bộ Chỉ số chuyển đổi số doanh nghiệp làm công cụ, thước đo đánh giá mức độ sẵn sàng, mức độ chuyển đổi số của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh dùng chung trên phạm vi cả nước trong Quyết định số 1970/QĐ-BTTTT, OMPQI triển khai hoạt động đánh giá mức độ sẵn sàng chuyển đổi số trong doanh nghiệp với mục tiêu hỗ trợ các chủ doanh nghiệp, các giám đốc sản xuất cũng như cán bộ quản lý cấp cao nhìn nhận đúng thực trạng doanh nghiệp để có chiến lược đầu tư nguồn lực và đưa ra lộ trình chuyển đổi số hiệu quả.
Hoạt động đánh giá mức độ sẵn sàng chuyển đổi số với 64 tiêu chí dựa trên 04 trụ cột cơ bản: Quản lý doanh nghiệp; Quản lý năng suất; Nền tảng cơ sở vật chất cho chuyển đổi số; Sản xuất thông minh. Mỗi trụ cột lần lượt được đánh giá bằng 16 chỉ số thích hợp. 16 chỉ số này tạo thành cơ sở để đo mức độ sẵn sàng của doanh nghiệp với chuyển đổi số và sản xuất thông minh.
Dựa trên việc đánh giá theo 64 tiêu chí, điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp sẽ được nhìn nhận theo một số khía cạnh như: nguồn nhân lực, nền tảng cơ sở vật chất, hiệu quả của việc áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng, hay hoạt động đổi mới sáng tạo… Trên cơ sở đó, các chuyên gia tư vấn sẽ khuyến nghị để doanh nghiệp cải tiến và khắc phục để đạt được mục tiêu đề ra.
Bốn trụ cột đánh giá mức độ sẵn sàng chuyển đổi số bao gồm: Quản lý doanh nghiêp, Quản lý sản xuất, Nền tảng chuyển đổi số, Sản xuất thông minh. Các trụ cột xoay quanh việc đánh giá hệ thống quản lý, sự hài lòng khách hàng, cách thức tổ chức sản xuất, các quá trình sản xuất chính, năng lực sản xuất, quản lý chất lượng, trình độ lao động của CBCNV, năng lực của đội ngũ tổ trường, tình trạng sử dụng, kết nối máy móc thiết bị, môi trường làm việc …
a) Trụ cột Quản lý doanh nghiệp đánh giá các yếu tố liên quan đến:
|
b) Trụ cột Quản lý năng suất đánh giá các yếu tố liên quan đến:
|
c) Trụ cột Nền tảng chuyển đổi số đánh giá các yếu tố liên quan đến:
|
d) Trụ cột Sản xuất thông minh đánh giá các yếu tố liên quan đến:
|
Mức độ chuyển đổi số của doanh nghiệp được chia thành các cấp độ cụ thể như sau:
a) Mức 0 - Chưa chuyển đổi số: Doanh nghiệp hầu như chưa có hoạt động nào hoặc có nhưng không đáng kể các hoạt động chuyển đổi số;
b) Mức 1 - Khởi động: Doanh nghiệp đã có một số hoạt động ở mức độ khởi động việc chuyển đổi số của doanh nghiệp;
c) Mức 2 - Bắt đầu: Doanh nghiệp đã nhận thức được sự quan trọng của chuyển đổi số theo các trụ cột và bắt đầu có các hoạt động chuyển đổi số doanh nghiệp trong từng trụ cột của chuyển đổi số. Chuyển đổi số bắt đầu đem lại lợi ích trong hoạt động của doanh nghiệp cũng như trải nghiệm của khách hàng;
d) Mức 3 - Nâng cao: Chuyển đổi số của doanh nghiệp được nâng cao một bước. Nền tảng số, công nghệ số, dữ liệu số giúp tối ưu nhiều hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và trải nghiệm khách hàng. Doanh nghiệp đạt chuyển đổi số mức 4 cơ bản trở thành doanh nghiệp số với một số mô thức kinh doanh chính dựa trên nền tảng số và dữ liệu số;
e) Mức 4 - Dẫn dắt: Chuyển đổi số doanh nghiệp đạt mức độ tiệm cận hoàn thiện, doanh nghiệp thực sự trở thành doanh nghiệp số với hầu hết phương thức kinh doanh, mô hình kinh doanh chủ yếu dựa trên và được dẫn dắt bởi nền tảng số và dữ liệu số. Doanh nghiệp có khả năng dẫn dắt chuyển đổi số, tạo lập hệ sinh thái doanh nghiệp số vệ tinh.
Phát triển số với việc tạo tăng trưởng dựa trên yếu tố đầu vào là công nghệ số và dữ liệu số đã trở thành một trong những phương thức phát triển chủ đạo mới để cộng đồng doanh nghiệp có thể phát triển nhanh, bền vững. OMPQI tự tin đồng hành cùng doanh nghiệp trên hành trình đó:
Tài liệu liên quan
FAQ câu hỏi thường gặp
Đối tượng tham gia đánh giá mức độ sẵn sàng chuyển đổi số là ai?
Chiến lược CĐS cần được các nhà lãnh đạo doanh nghiệp nhận thức và nắm bắt để đưa ra các quyết định chiến lược cũng như kinh doanh. Ngoài ra, các lãnh đạo sẽ có tầm nhìn bao quát nhất về các hoạt động kinh doanh sản xuất ở cấp độ toàn doanh nghiệp và cả ở cấp độ bộ phận họ quản lý. Do đó, đối tượng được khuyến nghị thực hiện là các lãnh đạo doanh nghiệp để đảm bảo chất lượng và mức độ chính xác về hiện trạng của doanh nghiệp.
Tuy nhiên các nhà quản lý hay toàn bộ cán bộ nhân viên cũng đều có thể tham gia để có cái nhìn tổng quan về đánh giá mức độ sẵn sàng chuyển đổi số của công ty
Doanh nghiệp có thể đánh giá mức độ sẵn sàng chuyển đổi số của mình như thế nào?
Trong Quyết định số 1970/QĐ-BTTTT, Bộ thông tin truyền thông có ban hành về Bộ Chỉ số chuyển đổi số doanh nghiệp làm công cụ, thước đo đánh giá mức độ sẵn sàng, mức độ chuyển đổi số của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh dùng chung trên phạm vi cả nước. Đây chính là cơ sở để Doanh nghiệp có bộ khung tiêu chí để đánh giá. Doanh nghiệp có thể tự thực hiện việc đánh giá theo bộ tiêu chí. Tuy nhiên đối với các doanh nghiệp cần tìm hiểu sâu hơn về các tiêu chí, và có cái nhìn khách quan cũng như nhận được tư vấn sâu, doanh nghiệp có thể lựa chọn được đánh giá bởi bên thứ 3. OMPQI chính là một tổ chức độc lập có đủ năng lực để đánh giá mức độ sẵn sàng chuyển đổi số cho doanh nghiệp.Nhóm chuyên gia sẽ tiến hành đánh giá trực tiếp tại doanh nghiệp theo 64 tiêu chí và phối hợp hướng dẫn cho doanh nghiệp về lộ trình tiến tới chuyển đổi số và sản xuất thông minh.
Kết quả của việc đánh giá mức độ sẵn sàng chuyển đổi số doanh nghiệp nhận được gì?
Khi được đánh giá trực tiếp mức độ sẵn sàng chuyển đổi số, doanh nghiệp sẽ được đánh giá dựa trên 64 tiêu chí, mỗi tiêu chí cũng được đánh giá theo 5 cấp độ (1 đến 5) bao gồm các yêu cầu tối thiểu phải được đáp ứng để hoàn thành cấp độ. Cấp độ 1 mô tả những những doanh nghiệp không làm gì hoặc rất ít/chưa có nền tảng gì để chuẩn bị cho chuyển đổi số. Cấp độ 5 mô tả những doanh nghiệp thực hành tốt nhất – những doanh nghiệp đã thực hiện thành công tất cả các hoạt động của doanh nghiệp chuyển đổi số. Cấp độ 5 của mô hình cũng mô tả trạng thái thực hiện đầy đủ tầm nhìn mục tiêu – khi toàn bộ chuỗi giá trị được tích hợp trong thời gian thực và có thể tương tác với nhau.
Dựa trên việc đánh giá theo 64 tiêu chí, doanh nghiệp sẽ nhìn nhận được điểm mạnh, điểm yếu của mình theo một số khía cạnh như: nguồn nhân lực, nền tảng cơ sở vật chất, hiệu quả của việc áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng, hay hoạt động đổi mới sáng tạo… Trên cơ sở đó, các chuyên gia tư vấn sẽ khuyến nghị để doanh nghiệp cải tiến và khắc phục để đạt được mục tiêu đề ra.
Dưới đây là ví dụ kết quả 1 bảng đánh giá mức độ sẵn sàng chuyển đổi số của 1 doanh nghiệp:
Dịch vụ liên quan
Mô tả/ Lợi ích
Khách hàng tiêu biểu
Dịch vụ liên quan