Admin
13:46 08/07/2025
ESG (Environmental, Social, Governance) đang trở thành yêu cầu bắt buộc đối với các doanh nghiệp trong bối cảnh phát triển bền vững và hội nhập quốc tế. Triển khai ESG không chỉ giúp doanh nghiệp gia tăng uy tín thương hiệu, tiếp cận nguồn vốn xanh, còn là công cụ quản trị rủi ro hiệu quả, giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường và xã hội.
Chuyên gia OMPQI sẽ hướng dẫn cách triển khai ESG trong doanh nghiệp theo các tiêu chuẩn quốc tế, gắn với quá trình lập báo cáo ESG, đảm bảo thực tiễn và khả thi trong vận hành.
>>>Muốn làm báo cáo ESG, xem tại đây.
ESG là bộ tiêu chí đánh giá mức độ cam kết và thực hiện trách nhiệm của doanh nghiệp trong 03 lĩnh vực:
Môi trường (Environmental): Tiêu thụ năng lượng, quản lý nước, chất thải, phát thải khí nhà kính, bảo tồn đa dạng sinh học.
Xã hội (Social): Điều kiện lao động, an toàn và sức khỏe nghề nghiệp, phát triển cộng đồng, bình đẳng giới.
Quản trị (Governance): Cơ cấu quản trị, tính minh bạch, tuân thủ pháp luật, phòng chống tham nhũng.
Báo cáo ESG là bản tổng hợp các thông tin, số liệu về 03 vấn đề đã nêu ở trên, được thực hiện hàng năm và công bố công khai trên các phương tiện truyền thông (tại Việt Namm các doanh nghiệp thường công bố vào tháng 4 hàng năm), sàn chứng khoán, gửi nhà đầu tư và đối tác/khách hàng. Báo cáo ESG như một bản tài liệu để người xem thảm khảo, đánh giá về doanh nghiệp cho dù đó là đối tác/nhà đầu tư/khách hàng/người tiêu dùng.
Việc triển khai ESG trong doanh nghiệp theo tiêu chuẩn quốc tế giúp:
- Đáp ứng yêu cầu ngày càng khắt khe của thị trường xuất khẩu.
- Thu hút nhà đầu tư quan tâm đến doanh nghiệp minh bạch báo cáo ESG.
- Nâng cao uy tín thương hiệu và khả năng cạnh tranh dài hạn.
- Quản trị rủi ro hiệu quả trong bối cảnh biến đổi khí hậu và biến động thị trường.
Những tiêu chuẩn quốc tế nào sẽ được tham chiếu và áp dụng khi triển khai ESG trong doanh nghiệp là câu hỏi nhiều khách hàng OMPQI đã đưa ra trong quá trình làm việc. Có rất nhiều tiêu chuẩn quốc tế doanh nghiệp có thể lựa chọn để xây dựng triển khai ESG, tuy nhiên OMPQI gợi ý một số những tiêu chuẩn phổ biến, được chấp nhận ở nhiều quốc gia trên thế giới và tại Việt Nam.
- Khung quản trị đồng bộ: Các tiêu chuẩn đều tuân theo High-Level Structure (HLS), giúp dễ tích hợp ESG vào hệ thống hiện có (về phạm vi, chính sách, mục tiêu, đánh giá rủi ro, kiểm soát, đánh giá nội bộ, cải tiến liên tục).
- Hệ thống đo lường và kiểm soát dữ liệu ESG: Hỗ trợ triển khai quy trình đo, thu thập và lưu trữ dữ liệu ESG phục vụ báo cáo ESG chính xác, tránh “điền tay” thiếu căn cứ.
- Nền tảng tuân thủ pháp luật: Tích hợp ESG dễ dàng vào vận hành, giúp doanh nghiệp vừa đáp ứng yêu cầu của thị trường, khách hàng, vừa tránh rủi ro pháp lý.
- Tiết kiệm nguồn lực khi triển khai ESG: Doanh nghiệp đã có sẵn quy trình ISO, chỉ cần gắn thêm các chỉ số ESG vào quy trình vận hành hiện có thay vì xây dựng lại từ đầu.
Hướng dẫn chi tiết:
Bước 1: XÁC ĐỊNH BỐI CẢNH TỔ CHỨC
Đây là bước quan trọng để triển khai ESG phù hợp thực tiễn doanh nghiệp:
- Đánh giá yếu tố bên ngoài: quy định pháp luật về môi trường, lao động; xu thế ngành; yêu cầu thị trường; cam kết khí hậu quốc gia.
- Đánh giá yếu tố bên trong: chiến lược phát triển, nguồn lực, công nghệ hiện có, văn hóa doanh nghiệp.
- Xác định bên liên quan và nhu cầu ESG của họ: khách hàng, nhà đầu tư, cộng đồng, người lao động, cơ quan quản lý.
- Xác định phạm vi triển khai ESG phù hợp, tránh hình thức.
Bước 2: XÂY DỰNG BỘ CHỈ SỐ ESG
Bộ chỉ số ESG cần đảm bảo đo lường được các khía cạnh sau:
- Chỉ số môi trường: lượng điện tiêu thụ, nước sử dụng, phát thải (CO₂), quản lý chất thải.
- Chỉ số xã hội: tỷ lệ lao động nữ, tỷ lệ tai nạn lao động, đào tạo nhân viên.
- Chỉ số quản trị: cơ cấu ban lãnh đạo, tuân thủ pháp luật, chính sách chống tham nhũng.
Lựa chọn chỉ số ESG cần bám sát khung báo cáo ESG (GRI, TCFD...) và gắn với nhu cầu bên liên quan để phục vụ báo cáo ESG minh bạch.
Bước 3: XÂY DỰNG HỆ THỐNG THU THẬP VÀ QUẢN LÝ DỮ LIỆU ESG
- Xây dựng quy trình đo lường, thu thập và lưu trữ dữ liệu ESG.
- Gắn ESG vào quy trình vận hành hiện có (sản xuất, mua sắm, nhân sự).
- Đảm bảo tính minh bạch, có thể kiểm chứng khi lập báo cáo ESG hoặc kiểm toán ESG.
Bước 4: ĐÀO TẠO NHẬN THỨC ESG
- Đào tạo lãnh đạo và nhân viên về tầm quan trọng của ESG.
- Hướng dẫn cách thu thập, ghi nhận và phản hồi dữ liệu ESG.
- Tạo văn hóa ESG xuyên suốt trong quá trình vận hành.
Bước 5: LÀM BÁO CÁO ESG
Báo cáo ESG cần:
- Tuân thủ các tiêu chuẩn báo cáo quốc tế (GRI, TCFD) hoặc yêu cầu cụ thể từ thị trường, khách hàng.
- Phản ánh trung thực, minh bạch các chỉ số ESG.
- Phân tích tác động ESG, rủi ro ESG, kế hoạch cải tiến ESG trong tương lai.
- Công bố công khai tới các bên liên quan để tạo niềm tin và uy tín.
- Gia tăng niềm tin với khách hàng, nhà đầu tư, ngân hàng khi doanh nghiệp minh bạch dữ liệu ESG, giảm rủi ro tín dụng và dễ tiếp cận nguồn vốn xanh.
- Tiết kiệm chi phí vận hành dài hạn, giảm lãng phí tài nguyên, điện, nước.
- Nâng cao sự tuân thủ pháp luật, tránh các rủi ro pháp lý liên quan môi trường, lao động.
- Tăng năng lực cạnh tranh trong các thị trường xuất khẩu yêu cầu tuân thủ ESG, giảm rủi ro bị từ chối đơn hàng.
- Nâng cao hình ảnh thương hiệu, thu hút lao động chất lượng cao nhờ văn hóa ESG.
- ESG không chỉ là bản báo cáo ESG mang tính hình thức, mà là hệ thống quản trị cần được tích hợp thực tế vào toàn bộ hoạt động doanh nghiệp.
- Doanh nghiệp nên bắt đầu từ quy mô nhỏ, tập trung vào chỉ số ESG quan trọng, phù hợp ngành nghề, tránh dàn trải.
- Cập nhật liên tục các thay đổi pháp luật, yêu cầu thị trường để điều chỉnh chỉ số ESG phù hợp.
- Ứng dụng công nghệ (phần mềm ESG, IoT giám sát năng lượng) để đo lường dữ liệu ESG chính xác, tiết kiệm nhân lực.
- Thực hiện đánh giá nội bộ ESG định kỳ, rà soát hệ thống, đảm bảo tính liên tục, sẵn sàng cho kiểm toán ESG nếu cần.
Khi ESG trở thành một phần của chiến lược doanh nghiệp, công ty sẽ vừa đáp ứng các yêu cầu của pháp luật, thị trường, nhà đầu tư, vừa tối ưu chi phí, giảm thiểu rủi ro và đóng góp tích cực cho sự phát triển bền vững của cộng đồng và môi trường.
Bạn muốn được chuyên gia ESG hỗ trợ chi tiết hơn, hãy gặp chuyên gia của OMPQI ngay!
Tại sao cần xác định bối cảnh tổ chức khi triển khai ESG trong doanh nghiệp?
Dựa theo tiêu chuẩn quốc tế (ISO 9001, ISO 14001, ISO 45001, SA 8000...) để xác định được bối cảnh tổ chức giúp quá trình triển khai ESG thành công và đạt mục tiêu như mong muốn của doanh nghiệp.
Hướng dẫn triển khai ESG trong doanh nghiệp theo tiêu chuẩn quốc tế
Hướng dẫn cách triển khai ESG trong doanh nghiệp theo các tiêu chuẩn quốc tế, gắn với quá trình lập báo cáo ESG, đảm bảo thực tiễn và khả thi trong vận hành. Các tiêu chuẩn áp dụng gồm có ISO 9001, ISO 14001, ISO 45001, SA 8000, khung tiêu chuẩn GRI....
Báo cáo ESG theo IFRS nhấn mạnh các vấn đề bền vững (ESG) và rủi ro tài chính đến doanh nghiệp
Báo cáo ESG theo IFRS sẽ tập trung công bố tất cả yếu tố về môi trường, xã hội, quản trị (ESG) và rủi ro tài chính tác động lên doanh nghiệp, phối hợp chặt với báo cáo tài chính. Yêu cầu công bố thông tin ESG mang tính trọng yếu tài chính (financial materiality), phù hợp với nhà đầu tư, thị trường tài chính.
Báo cáo ESG theo TCFD, công bố rủi ro và cơ hội liên quan đến khí hậu, ảnh hưởng tài chính đến doanh nghiệp
Báo cáo ESG theo TCFD sẽ tập trung công bố rủi ro và cơ hội liên quan đến khí hậu, gây ảnh hưởng tài chính đến doanh nghiệp ra sao. Lợi thế là TCFD được hậu thuẫn bởi FSB (Financial Stability Board) và hàng nghìn tổ chức tài chính toàn cầu (ví dụ: BlackRock, MSCI, HSBC, WB...).
Báo cáo ESG theo CDP, báo cáo ESG theo ngành – tập trung sản xuất, logistics, năng lượng
Xây dựng báo cáo ESG (môi trường, xã hội, quản trị) theo tiêu chuẩn CDP dành cho doanh nghiệp sản xuất, logistics, năng lượng, tập trung vào báo cáo khí hậu (CO₂, nước), được các nhà đầu tư ESG yêu cầu.
Báo cáo ESG theo SASB, báo cáo ESG theo ngành – tập trung tài chính và nhà đầu tư
Xây dựng báo cáo ESG (môi trường, xã hội, quản trị) theo tiêu chuẩn SASB dành cho doanh nghiệp lớn để niêm yết, thu hút vốn đầu tư, tập trung vào chỉ số tài chính, phù hợp cho nhà đầu tư.
Báo cáo ESG theo GRI, báo cáo phát triển bền vững môi trường - xã hội - quản trị
Xây dựng báo cáo ESG (môi trường, xã hội, quản trị) theo tiêu chuẩn GRI phổ biến nhất toàn cầu và tại Việt Nam dành cho doanh nghiệp mọi ngành, quy mô; phù hợp công bố công khai, hướng dẫn chi tiết theo ngành, dễ hiểu, minh bạch.
Bộ công cụ đánh giá mức độ thực hành kinh doanh bền vững theo khung ESG
Doanh nghiệp tự đánh giá và xác định trụ cột cần quan tâm thông qua Bộ công cụ đánh giá mức độ thực hành kinh doanh bền vững theo khung ESG.
Hướng dẫn triển khai ESG và lập báo cáo ESG cho doanh nghiệp
Chi tiết cách thức triển khai và lập báo cáo ESG dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam.