Tại sao cần xác định bối cảnh tổ chức khi triển khai ESG trong doanh nghiệp?

Admin

16:31 08/07/2025

Theo tiêu chuẩn quốc tế (ISO 9001, ISO 14001, ISO 45001, SA 8000...), xác định bối cảnh tổ chức là bước khởi đầu quan trọng để xây dựng và triển khai được ESG, giúp doanh nghiệp hiểu rõ các yếu tố bên ngoài, bên trong và nhu cầu của các bên liên quan, từ đó tổng hợp được dữ liệu và làm báo cáo ESG có trọng tâm, phù hợp với chiến lược phát triển bền vững và yêu cầu hướng đến sử dụng báo cáo ESG để làm gì.

>>>Muốn thực hiện báo cáo ESG, xem tại đây.

Theo tiêu chuẩn ISO, điều khoản 4. Bối cảnh tổ chức, khi doanh nghiệp đã xác định được hết tất cả các yếu tố thì sẽ bảo đảm sự phù hợp thực tế, đồng bộ chiến lược, giảm thiểu rủi ro và tạo ra giá trị dài hạn, rất có lợi khi làm khung báo cáo ESG.

boi-canh-to-chuc-bao-cao-esg

Điều khoản 4. Bối cảnh tổ chức (theo tiêu chuẩn ISO) được xác định khi triển khai ESG và làm báo cáo ESG


4.1. Hiểu về tổ chức và bối cảnh của tổ chức

✅ Xác định các yếu tố bối cảnh bên trong:

Tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi:

  • ESG cần được gắn vào chiến lược phát triển bền vững, tầm nhìn trung và dài hạn.
  • Việc tích hợp ESG không tách rời các mục tiêu sản xuất – kinh doanh mà đồng hành để tối ưu vận hành.

Cấu trúc tổ chức:

  • Phân công rõ bộ phận ESG hoặc nhóm ESG chuyên trách.
  • Kết nối ESG với các phòng ban như sản xuất, nhân sự, hành chính, tài chính....

Nguồn lực:

  • Đánh giá hiện trạng dữ liệu phục vụ báo cáo ESG.
  • Hiện trạng công nghệ đo lường tiêu hao năng lượng, phát thải, chất thải.
  • Năng lực nội bộ trong đào tạo, quản lý, giám sát ESG.

Văn hóa doanh nghiệp:

  • Khuyến khích nhân viên tham gia thực hiện ESG.
  • Đào tạo nhận thức ESG, biến ESG trở thành một phần công việc hằng ngày.

✅ Xác định các yếu tố bối cảnh bên ngoài

Yếu tố pháp lý và chính sách:

  • Quy định pháp luật về môi trường, lao động, an toàn và sức khỏe nghề nghiệp.
  • Chính sách phát thải carbon, luật khí hậu, các cam kết Net Zero của quốc gia.
  • Yêu cầu báo cáo ESG từ các cơ quan quản lý.

Xu thế ngành:

  • Xu hướng tài chính xanh, yêu cầu của nhà đầu tư và ngân hàng về thông tin ESG.
  • Nhu cầu của thị trường xuất khẩu về tuân thủ tiêu chuẩn môi trường, lao động, quản trị.

Yếu tố xã hội:

  • Áp lực từ cộng đồng địa phương, người tiêu dùng yêu cầu minh bạch.
  • Văn hóa tiêu dùng ưu tiên các doanh nghiệp có trách nhiệm xã hội.

Yếu tố công nghệ:

  • Công nghệ giám sát phát thải, quản lý năng lượng, phần mềm theo dõi.
  • Công cụ thu thập dữ liệu phục vụ báo cáo ESG theo GRI, TCFD...

Bối cảnh ESG (Mục tiêu doanh nghiệp cần triển khai ESG)

- Muốn thu hút quỹ đầu tư xanh

- Muốn tiếp cận các gói vay dự án bền vững từ ngân hàng/tổ chức tài chính

- Chịu cơ chế CBAM của Châu Âu

- Yêu cầu của khách hàng về trách nhiệm xã hội (thường gặp trong chuỗi cung ứng)

- Đáp ứng chính sách về thuế của các quốc gia hướng đến môi trường xã hội

- Theo yêu cầu của thị trường chứng khoán (niêm yết báo cáo công khai)


4.2 Xác định các bên quan tâm và nhu cầu, mong đợi của họ

Một hệ thống ESG thành công cần xác định đúng các bên liên quan (stakeholders), ví dụ:

- Cơ quan quản lý nhà nước yêu cầu tuân thủ các quy định môi trường và báo cáo ESG.

- Nhà đầu tư yêu cầu minh bạch rủi ro ESG để quyết định đầu tư.

- Khách hàng mong muốn sản phẩm có nguồn gốc bền vững, trách nhiệm xã hội.

- Người lao động quan tâm đến môi trường làm việc an toàn, thu nhập công bằng.

- Cộng đồng địa phương quan tâm đến tác động môi trường của hoạt động doanh nghiệp.

Xác định nhu cầu và mong đợi của các bên liên quan sẽ giúp doanh nghiệp ưu tiên các trọng tâm ESG trong quá trình triển khai và thực hiện báo cáo ESG, tạo sự đồng thuận và giảm thiểu rủi ro khi vận hành.

Lưu ý: Hãy sử dụng sơ đồ bối cảnh tổ chức trong triển khai ESG

Trong sơ đồ minh họa bối cảnh tổ chức trong tài liệu, bạn sẽ thấy hệ thống ESG được đặt ở trung tâm, bao quanh bởi:

  • Các yếu tố bên ngoài: Luật pháp, xu hướng ngành, thị trường, công nghệ, xã hội.
  • Các yếu tố bên trong: Chiến lược, quy trình, con người, văn hóa, công nghệ vận hành.

Việc áp dụng sơ đồ này giúp doanh nghiệp:

-  Xác định tác động ESG trong toàn bộ chuỗi giá trị (từ mua sắm nguyên liệu, sản xuất, vận chuyển đến tiêu thụ và xử lý chất thải).

-  Đảm bảo sự đồng bộ ESG trong quản trị rủi ro và chiến lược phát triển kinh doanh.

-  Làm rõ cách các yếu tố bên ngoài/bên trong ảnh hưởng lẫn nhau trong quá trình lập báo cáo ESG.


4.3 Phạm vi của ESG

- Xác định ranh giới về không gian, địa điểm

  • Toàn bộ công ty, toàn bộ chi nhánh, hoặc một nhà máy cụ thể.
  • Xác định hoạt động từ mua sắm, sản xuất, vận chuyển, phân phối đến xử lý chất thải.
  • Xác định sản phẩm/dịch vụ trọng điểm ảnh hưởng ESG.

- Xác định ranh giới về thời gian

  • Áp dụng hệ thống ESG từ ngày/tháng/năm nào.
  • Lộ trình mở rộng phạm vi ESG trong 1-3 năm tiếp theo.

- Xác định các khía cạnh ESG áp dụng

  • E (Environmental): Quản lý tiêu thụ năng lượng, nước, phát thải, chất thải.
  • S (Social): Điều kiện lao động, an toàn lao động, quyền lợi người lao động.
  • G (Governance): Cơ cấu quản trị, minh bạch, tuân thủ pháp luật, chống tham nhũng.

- Xác định các loại dữ liệu ESG sẽ thu thập

  • Điện, nước, nhiên liệu tiêu thụ.
  • Số liệu phát thải CO₂.
  • Số liệu tai nạn lao động, tỷ lệ nghỉ việc.
  • Thông tin cơ cấu quản trị, rủi ro pháp lý.

Tích hợp bối cảnh tổ chức vào quy trình báo cáo ESG

Triển khai hệ thống ESG theo tiêu chuẩn quốc tế cần lồng ghép bối cảnh tổ chức vào quy trình báo cáo ESG, thông qua:

- Lập danh mục dữ liệu ESG phù hợp với bối cảnh tổ chức: Các chỉ số môi trường (năng lượng, nước, chất thải), chỉ số xã hội (tỉ lệ lao động nữ, an toàn lao động), chỉ số quản trị (cơ cấu quản trị, tuân thủ pháp luật).

- Lập kế hoạch thu thập và phân tích dữ liệu ESG: Gắn với các quy trình hiện có để tiết kiệm nguồn lực.

- Định kỳ rà soát bối cảnh tổ chức: Khi có sự thay đổi luật pháp, thị trường, công nghệ, cần cập nhật lại bối cảnh để điều chỉnh chỉ số ESG.

- Tạo ma trận rủi ro ESG liên quan bối cảnh tổ chức: Xác định rủi ro ESG liên quan luật pháp, thị trường, công nghệ, con người và kế hoạch kiểm soát.


Lợi ích khi triển khai ESG gắn bối cảnh tổ chức

- Triển khai ESG không rời rạc mà phù hợp với đặc thù ngành, mô hình doanh nghiệp.

- Báo cáo ESG có tính thực tiễn, minh bạch, tăng niềm tin với nhà đầu tư.

- Giúp doanh nghiệp nhận diện rủi ro ESG sớm, tránh vi phạm pháp luật.

- Gia tăng uy tín thương hiệu, đáp ứng yêu cầu của khách hàng quốc tế.

- Tích hợp ESG giúp quản trị nội bộ tốt hơn, tiết kiệm chi phí vận hành dài hạn.

Việc triển khai hệ thống ESG dựa trên bối cảnh tổ chức là bước nền tảng quan trọng để đảm bảo tính khả thi và hiệu quả của ESG trong thực tiễn. Áp dụng khung tiêu chuẩn ISO cùng sơ đồ bối cảnh tổ chức sẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng xác định các yếu tố quan trọng, tích hợp ESG vào chiến lược, đồng thời đáp ứng các yêu cầu báo cáo ESG theo tiêu chuẩn quốc tế (GRI) và quy định pháp luật Việt Nam.

Hãy bắt đầu triển khai ESG từ việc đánh giá bối cảnh tổ chức một cách thực tế, gắn với chiến lược phát triển dài hạn, để ESG thực sự trở thành công cụ quản trị và phát triển bền vững hiệu quả, không chỉ là một “bản báo cáo ESG” mang tính hình thức.

Cần hỗ trợ thêm từ chuyên gia ESG, hãy gặp chúng tôi ngay!

GẶP CHUYÊN GIA

Bài viết liên quan

Tại sao cần xác định bối cảnh tổ chức khi triển khai ESG trong doanh nghiệp?

Tại sao cần xác định bối cảnh tổ chức khi triển khai ESG trong doanh nghiệp?

Dựa theo tiêu chuẩn quốc tế (ISO 9001, ISO 14001, ISO 45001, SA 8000...) để xác định được bối cảnh tổ chức giúp quá trình triển khai ESG thành công và đạt mục tiêu như mong muốn của doanh nghiệp.

Hướng dẫn triển khai ESG trong doanh nghiệp theo tiêu chuẩn quốc tế

Hướng dẫn triển khai ESG trong doanh nghiệp theo tiêu chuẩn quốc tế

Hướng dẫn cách triển khai ESG trong doanh nghiệp theo các tiêu chuẩn quốc tế, gắn với quá trình lập báo cáo ESG, đảm bảo thực tiễn và khả thi trong vận hành. Các tiêu chuẩn áp dụng gồm có ISO 9001, ISO 14001, ISO 45001, SA 8000, khung tiêu chuẩn GRI....

Báo cáo ESG theo IFRS nhấn mạnh các vấn đề bền vững (ESG) và rủi ro tài chính đến doanh nghiệp

Báo cáo ESG theo IFRS nhấn mạnh các vấn đề bền vững (ESG) và rủi ro tài chính đến doanh nghiệp

Báo cáo ESG theo IFRS sẽ tập trung công bố tất cả yếu tố về môi trường, xã hội, quản trị (ESG) và rủi ro tài chính tác động lên doanh nghiệp, phối hợp chặt với báo cáo tài chính. Yêu cầu công bố thông tin ESG mang tính trọng yếu tài chính (financial materiality), phù hợp với nhà đầu tư, thị trường tài chính.

Báo cáo ESG theo TCFD, công bố rủi ro và cơ hội liên quan đến khí hậu, ảnh hưởng tài chính đến doanh nghiệp

Báo cáo ESG theo TCFD, công bố rủi ro và cơ hội liên quan đến khí hậu, ảnh hưởng tài chính đến doanh nghiệp

Báo cáo ESG theo TCFD sẽ tập trung công bố rủi ro và cơ hội liên quan đến khí hậu, gây ảnh hưởng tài chính đến doanh nghiệp ra sao. Lợi thế là TCFD được hậu thuẫn bởi FSB (Financial Stability Board) và hàng nghìn tổ chức tài chính toàn cầu (ví dụ: BlackRock, MSCI, HSBC, WB...).

Báo cáo ESG theo CDP, báo cáo ESG theo ngành – tập trung sản xuất, logistics, năng lượng

Báo cáo ESG theo CDP, báo cáo ESG theo ngành – tập trung sản xuất, logistics, năng lượng

Xây dựng báo cáo ESG (môi trường, xã hội, quản trị) theo tiêu chuẩn CDP dành cho doanh nghiệp sản xuất, logistics, năng lượng, tập trung vào báo cáo khí hậu (CO₂, nước), được các nhà đầu tư ESG yêu cầu.

Báo cáo ESG theo SASB, báo cáo ESG theo ngành – tập trung tài chính và nhà đầu tư

Báo cáo ESG theo SASB, báo cáo ESG theo ngành – tập trung tài chính và nhà đầu tư

Xây dựng báo cáo ESG (môi trường, xã hội, quản trị) theo tiêu chuẩn SASB dành cho doanh nghiệp lớn để niêm yết, thu hút vốn đầu tư, tập trung vào chỉ số tài chính, phù hợp cho nhà đầu tư.

Báo cáo ESG theo GRI, báo cáo phát triển bền vững môi trường - xã hội - quản trị

Báo cáo ESG theo GRI, báo cáo phát triển bền vững môi trường - xã hội - quản trị

Xây dựng báo cáo ESG (môi trường, xã hội, quản trị) theo tiêu chuẩn GRI phổ biến nhất toàn cầu và tại Việt Nam dành cho doanh nghiệp mọi ngành, quy mô; phù hợp công bố công khai, hướng dẫn chi tiết theo ngành, dễ hiểu, minh bạch.

Bộ công cụ đánh giá mức độ thực hành kinh doanh bền vững theo khung ESG

Bộ công cụ đánh giá mức độ thực hành kinh doanh bền vững theo khung ESG

Doanh nghiệp tự đánh giá và xác định trụ cột cần quan tâm thông qua Bộ công cụ đánh giá mức độ thực hành kinh doanh bền vững theo khung ESG.

Hướng dẫn triển khai ESG và lập báo cáo ESG cho doanh nghiệp

Hướng dẫn triển khai ESG và lập báo cáo ESG cho doanh nghiệp

Chi tiết cách thức triển khai và lập báo cáo ESG dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam.

0915 971 369
zalo