Tổng tiền:
Liên hệ
Mô tả/ Lợi ích
Thông tin chi tiết
Chứng nhận ISO 9001 (Hệ thống quản lý chất lượng) là giấy chứng nhận được cấp cho một tổ chức hoặc doanh nghiệp sau khi đã thành công đạt được tuân thủ các yêu cầu của tiêu chuẩn quản lý chất lượng ISO 9001:2015.
ISO 9001:2015 là một tiêu chuẩn quốc tế do Tổ chức Tiêu chuẩn Hóa Quốc tế (ISO) ban hành, xác định các yêu cầu cho một hệ thống quản lý chất lượng trong tổ chức hoặc doanh nghiệp. Để đạt được chứng nhận ISO 9001, tổ chức phải thiết lập, triển khai và duy trì một hệ thống quản lý chất lượng hiệu quả và sau đó phải được một tổ chức đánh giá chứng nhận độc lập (được gọi là tổ chức chứng nhận hoặc tổ chức đánh giá thứ ba) xác nhận rằng họ tuân thủ các yêu cầu của tiêu chuẩn.
Chứng nhận ISO 9001 có thời hạn trong 03 năm và yêu cầu có đánh giá định kỳ để đảm bảo rằng tổ chức vẫn duy trì và cải thiện hệ thống quản lý chất lượng theo thời gian. Đây được coi là minh chứng của cam kết đối với chất lượng và sự hài lòng của khách hàng, từ đó có thể tạo sự tin tưởng từ phía khách hàng và đối tác doanh nghiệp.
Phạm vi của chứng nhận ISO 9001:2015 do tổ chức hoặc doanh nghiệp đang cần xin chứng nhận và cụ thể sẽ dựa trên các hoạt động và quy trình mà tổ chức muốn bao gồm trong hệ thống quản lý chất lượng của mình. Phạm vi này được xác định trong tài liệu gọi là "Phạm vi Chứng nhận" (Scope of Certification).
Phạm vi chứng nhận ISO 9001 thường bao gồm các hoạt động và quy trình liên quan đến sản phẩm hoặc dịch vụ cụ thể mà tổ chức đó cung cấp, có thể bao gồm:
♦ Quy trình sản xuất hoặc cung ứng sản phẩm: Điều này áp dụng cho các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm hoặc cung cấp dịch vụ.
♦ Quy trình quản lý chất lượng: Bao gồm các hoạt động liên quan đến quản lý chất lượng, đánh giá hiệu suất và cải thiện liên tục.
♦ Quản lý khách hàng: Các hoạt động liên quan đến tương tác với khách hàng, xử lý phản hồi của khách hàng và đảm bảo sự hài lòng của họ.
♦ Quản lý nhà cung cấp: Đối với các tổ chức dựa vào nguồn cung cấp khác.
♦ Quản lý quá trình và quy trình liên quan đến sản phẩm hoặc dịch vụ cụ thể.
Phạm vi cụ thể của chứng nhận sẽ thay đổi tùy thuộc vào mục tiêu và hoạt động của tổ chức. Khi tổ chức đạt được chứng nhận ISO 9001:2015, trên chứng nhận sẽ ghi rõ phạm vi cụ thể đã được xác định và sẽ được công nhận chất lượng trong phạm vi đó.
ISO 9001:2015 là tiêu chuẩn phổ biến nhất thế giới nhờ áp dụng được với mọi ngành nghề, lĩnh vực không phân biệt quy mô, tầm cỡ của tổ chức. Tổ chức hoàn toàn có thể áp dụng tiêu chuẩn và đạt chứng nhận ISO 9001:2015 chỉ với cơ cấu tổ chức khoảng 10 người hoặc lên đến hàng chục nghìn nhân viên tại địa phương hoặc đa quốc gia. Hình thức áp dụng ISO 9001:2015 còn có thể tùy chỉnh để phù hợp với nhu cầu cụ thể của từng tổ chức.
Chứng nhận ISO 9001:2015 đặc biệt quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu vì là cơ sở hữu ích để các tổ chức có thể chứng minh rằng họ đang quản lý hoạt động kinh doanh của mình để đạt được các sản phẩm và dịch vụ có chất lượng tốt và nhất quán. Các khách hàng và đối tác có xu hướng ưu tiên các nhà cung cấp có chứng nhận ISO 9001:2015 hơn, nhất là khi tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu.
Dưới đây là một số lợi ích khi có chứng nhận ISO 9001:2015:
♦ Cải thiện chất lượng sản phẩm/dịch vụ: ISO 9001 giúp tổ chức tập trung vào việc cải thiện chất lượng sản phẩm hoặc dịch vụ của họ thông qua việc xác định, theo dõi và điều chỉnh các quy trình.
♦ Tăng sự hài lòng của khách hàng: ISO 9001:2015 đặt sự tập trung vào khách hàng và yêu cầu tổ chức lắng nghe phản hồi của họ và đảm bảo sự hài lòng của khách hàng. Điều này có thể dẫn đến sự tăng cường trong mối quan hệ với khách hàng và phát huy sự chủ động trong chăm sóc khách hàng.
♦ Cải thiện hiệu suất tổ chức: ISO 9001 khuyến khích tổ chức tối ưu hóa quá trình và năng lực của họ. Điều này có thể dẫn đến tăng hiệu suất, giảm lãng phí và cải thiện khả năng cạnh tranh.
♦ Đáp ứng yêu cầu pháp luật: ISO 9001 cung cấp một khung pháp lý cho việc tuân thủ các yêu cầu pháp luật và quy định liên quan đến chất lượng sản phẩm hoặc dịch vụ. Trong một số trường hợp, chứng nhận ISO 9001:2015 là yêu cầu bắt buộc theo quy định của nước sở tại.
♦ Tạo niềm tin từ phía khách hàng và đối tác: Chứng nhận ISO 9001:2015 có thể tạo niềm tin từ phía khách hàng và đối tác doanh nghiệp, đặc biệt là trong các thị trường quốc tế.
♦ Tăng lợi thế cạnh tranh: ISO 9001 khuyến khích tổ chức tự đánh giá và cải thiện liên tục quản lý chất lượng của họ. Điều này giúp họ định hình hướng phát triển trong tương lai và đáp ứng các thách thức mới, tạo ra lợi thế cạnh tranh vượt trội.
♦ Cơ hội mở rộng thị trường: Một số thị trường và khách hàng có thể yêu cầu các nhà cung cấp của họ có chứng nhận ISO 9001, vì vậy chứng nhận này có thể giúp tổ chức mở rộng thị trường.
♦ Giảm rủi ro: ISO 9001:2015 giúp tổ chức xác định và quản lý rủi ro một cách hiệu quả, giảm nguy cơ xảy ra sự cố và thất thoát.
ISO 9001:2015 quy định các yêu cầu đối với hệ thống quản lý chất lượng khi tổ chức:
a) cần chứng tỏ khả năng cung cấp nhất quán các sản phẩm và dịch vụ đáp ứng các yêu cầu của khách hàng cũng như các yêu cầu luật định và chế định hiện hành, và
b) nhằm mục đích nâng cao sự thỏa mãn của khách hàng thông qua việc áp dụng hiệu quả hệ thống, bao gồm các quá trình cải tiến hệ thống và đảm bảo sự phù hợp với khách hàng cũng như các yêu cầu luật định và chế định hiện hành.
Tất cả các yêu cầu của ISO 9001:2015 đều mang tính chung và nhằm mục đích áp dụng cho mọi tổ chức bất kể loại hình, quy mô hay sản phẩm và dịch vụ mà tổ chức đó cung cấp.
♦ Phân tích và cải tiến
Các nhà lãnh đạo cũng sẽ cần cung cấp tài liệu và báo cáo phân tích về cách kiểm soát các sản phẩm và dịch vụ không phù hợp cũng như mọi hành động khắc phục và phòng ngừa cần thiết.
Thông tin chi tiết:
Xây dựng áp dụng hệ thống QMS |
|
Đánh giá sự tuân thủ |
|
Quy trình đánh giá |
|
Tổ chức đánh giá chứng nhận |
♦ Chủ sở hữu tiêu chuẩn thể hiện sự độc lập với chủ sở hữu chứng nhận hoặc thành viên của mình.
♦ Các cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức phi chính phủ hoặc xã hội, tác nhân trong chuỗi cung ứng tham gia vào các quyết định của tiêu chuẩn.
♦ Tiêu chuẩn được xem xét, sửa đổi 5 năm một lần thông qua tham vấn cộng đồng.
Thông tin chi tiết:
Quản lý tiêu chuẩn Xem thêm để biết ai quản lý tiêu chuẩn và ai tham gia vào việc ra quyết định |
|
Minh bạch & Uy tín Xem thêm để biết các chính sách, quy trình và tài liệu của tiêu chuẩn có được truyền đạt hay không |
|
Thiết lập tiêu chuẩn |
Tài liệu liên quan
FAQ câu hỏi thường gặp
Đánh giá chứng nhận là gì?
Đánh giá chứng nhận là hành động xem xét việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng trong doanh nghiệp, bao gồm tài liệu, quy trình...cho thấy sản phẩm, dịch vụ hoặc hệ thống của tổ chức đáp ứng các yêu cầu của tiêu chuẩn. Quá trình đánh giá chứng nhận chứng minh liệu sản phẩm, dịch vụ, quy trình, tuyên bố, hệ thống hoặc cá nhân có đáp ứng các yêu cầu liên quan hay không. Những yêu cầu này được nêu trong các tiêu chuẩn, quy định, hợp đồng, chương trình hoặc các tài liệu quy định khác.
Có bắt buộc phải có chứng nhận ISO 9001 không?
KHÔNG bắt buộc, trừ một số lĩnh vực đặc biệt cụ thể (ví dụ: sản xuất trang thiết bị y tế, xây dựng, xăng dầu...), nhưng nên có vì ngoài lợi ích nâng cao hình ảnh, uy tín của doanh nghiệp, trong chuỗi cung ứng toàn cầu, các doanh nghiệp quốc tế hầu hết cơ bản đều đã đạt chứng nhận ISO 9001 và họ đều yêu cầu những nhà cung cấp sản phẩm/dịch vụ trong chuỗi cung ứng cũng phải có chứng nhận ISO 9001.
Quá trình chứng nhận ISO 9001 diễn ra như thế nào?
Quy trình chứng nhận ISO 9001 thường bao gồm các bước sau:
Phân tích khoảng cách và đánh giá mức độ sẵn sàng.
Tài liệu và triển khai QMS.
Đánh giá nội bộ và xem xét của lãnh đạo.
Lựa chọn tổ chức chứng nhận (đăng ký).
Đánh giá chứng nhận giai đoạn 1 và giai đoạn 2.
Mất bao lâu để có chứng nhận ISO 9001?
Thời gian cần thiết để đạt được chứng nhận ISO 9001 khác nhau tùy thuộc vào quy mô và mức độ phức tạp của tổ chức, mức độ sẵn sàng của tổ chức và tổ chức chứng nhận. Có thể mất vài tháng đến hơn một năm từ lần đánh giá ban đầu đến khi được cấp giấy chứng nhận.
Chứng nhận ISO 9001 có giá trị bao lâu?
Chứng nhận ISO 9001 chỉ có hiệu lực trong 03 năm. Tuy nhiên, các tổ chức phải trải qua quá trình đánh giá giám sát thường xuyên để đảm bảo việc tuân thủ liên tục với tiêu chuẩn và duy trì chứng nhận (thông thường sẽ diễn ra mỗi năm 1 lần).
Doanh nghiệp nhỏ có thể được chứng nhận ISO 9001 không?
CÓ, chứng nhận ISO 9001 có thể áp dụng cho các tổ chức thuộc mọi quy mô lĩnh vực ngành nghề, kể cả các doanh nghiệp nhỏ. Các yêu cầu có thể được điều chỉnh để phù hợp với quy mô và độ phức tạp của tổ chức.
Chi phí chứng nhận ISO 9001?
Chi phí chứng nhận ISO 9001 khác nhau tùy thuộc vào các yếu tố như quy mô của tổ chức, mức độ phức tạp của các quy trình, tổ chức chứng nhận được chọn và địa điểm. Chi phí thường bao gồm phí đánh giá, phí tư vấn (nếu có) và chi phí nội bộ liên quan đến việc triển khai QMS (phí đào tạo).
Tổ chức ISO có thực hiện chứng nhận không?
Lưu ý rằng tổ chức ISO KHÔNG cung cấp chứng nhận hoặc đánh giá sự phù hợp. Việc thực hiện chứng nhận sẽ do các tổ chức độc lập khác (bên thứ 3) thực hiện. Những tổ chức này phải được công nhận có năng lực đánh giá và cấp chứng nhận bởi các tổ chức uy tín khác.
Tại Việt Nam sẽ do Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, Bộ Khoa học và Công nghệ cấp phép theo Nghị định 107/2016/NĐ-CP.
Với các doanh nghiệp cần công nhận quốc tế sẽ do tổ chức BoA, IAF hoặc JAS-ANZ...công nhận.
Làm thế nào nhận biết tổ chức chứng nhận uy tín?
Tại Việt Nam có hơn 100 tổ chức đánh giá và chứng nhận ISO, bao gồm cả trong nước và nước ngoài, tuy nhiên không phải tổ chức nào cũng uy tín và có đầy đủ năng lực pháp lý để thực hiện đánh giá và cấp chứng nhận ISO. Để tránh mất thời gian và tiền bạc, doanh nghiệp nên tìm hiểu thông tin thật kỹ trước khi lựa chọn tổ chức chứng nhận ISO uy tín.
Dịch vụ liên quan
Mô tả/ Lợi ích
Câu chuyện thành công của đối tác
Khách hàng tiêu biểu
Dịch vụ liên quan