Admin
17:10 11/09/2023
Tại Việt Nam có hơn 100 tổ chức đánh giá và chứng nhận ISO, bao gồm cả trong nước và nước ngoài, tuy nhiên không phải tổ chức nào cũng uy tín và có đầy đủ năng lực pháp lý để thực hiện đánh giá và cấp chứng nhận ISO. Để tránh mất thời gian và tiền bạc, doanh nghiệp nên tìm hiểu thông tin thật kỹ trước khi lựa chọn tổ chức chứng nhận ISO uy tín.
Dưới đây, OMPQI sẽ giúp bạn tìm hiểu và lựa chọn được tổ chức uy tín và phù hợp với doanh nghiệp mình.
Tổ chức đánh giá và cấp chứng nhận là các tổ chức độc lập hoặc đánh giá bên thứ 3 hoặc tổ chức được uỷ quyền bởi các tổ chức tiêu chuẩn quốc tế để thực hiện quá trình đánh giá và cấp chứng nhận cho các doanh nghiệp, công ty và tổ chức khác tuân thủ các tiêu chuẩn ISO của Tổ chức Tiêu chuẩn Hóa Quốc tế .
Chứng nhận được các tổ chức này đánh giá và cấp thường được coi là bằng chứng của sự cam kết của tổ chức đối với chất lượng, an toàn và tuân thủ quy định quốc tế.
Mỗi tổ chức sẽ có các năng lực chứng nhận khác nhau. Để xác định được năng lực của tổ chức chức nhận cần dựa trên nhiều minh chứng về pháp lý, năng lực và uy tín của tổ chức đó.
Tính pháp lý
Đa dạng chứng nhận
Tổ chức được phép đánh giá và cấp chứng nhận cho nhiều loại. Ví dụ như các chứng nhận về ISO (ISO 9001, ISO 14001, ISO 45001, ISO 22000, ISO 27001, ISO 13485, IATF...); chứng nhận thực hành tốt (HACCP, GMP, GHP, VietGAP, Hữu cơ...); chứng nhận hợp chuẩn; chứng nhận hợp quy; giám định; kiểm định; thử nghiệm...
Tính quốc tế
Chứng nhận cần có dấu quốc tế để được công nhận ở thị trường nước ngoài, vì vậy những tổ chức có năng lực được quốc tế công nhận, giấy chứng nhận có dấu quốc tế sẽ có uy tín và lợi thế hơn với các doanh nghiệp muốn mở rộng thị trường hoặc xuất khẩu ra nước ngoài.
Chuyên môn và kiến thức
Tổ chức chứng nhận cần có đội ngũ chuyên gia có kiến thức sâu về các tiêu chuẩn và quy tắc liên quan đến lĩnh vực cụ thể mà họ đánh giá. Điều này đảm bảo rằng họ hiểu rõ yêu cầu cụ thể của từng ngành và có khả năng đánh giá tổ chức một cách chính xác.
Sự độc lập
Tổ chức chứng nhận phải hoạt động độc lập và không bị chi phối bởi bất kỳ lợi ích nào trong việc đánh giá tổ chức. Điều này đảm bảo tính khách quan và trung lập trong quá trình đánh giá.
Khả năng đánh giá
Tổ chức chứng nhận phải có khả năng thực hiện quá trình đánh giá một cách chính xác và công bằng. Điều này bao gồm việc xác định sự tuân thủ với các yêu cầu tiêu chuẩn, kiểm tra tài liệu, thực hiện kiểm tra thực địa và đưa ra kết luận đánh giá.
Công cụ và thiết bị
Tổ chức chứng nhận cần có các công cụ và thiết bị phù hợp để thực hiện đánh giá. Điều này bao gồm cả các phương tiện kiểm tra, phương tiện ghi chép và các công cụ đo lường cần thiết.
Đạo đức nghề nghiệp
Tổ chức chứng nhận cần tuân thủ các nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp và chuẩn mực đạo đức trong quá trình đánh giá và cấp chứng nhận. Điều này đảm bảo tính trung thực và minh bạch trong hoạt động của họ.
Dưới đây là một số cách để bạn tìm hiểu và tìm kiếm tổ chức chứng nhận uy tín:
1. Tổ chức Chứng nhận và Giám định Quốc tế ISOCERT
2. QUACERT - Trung tâm chứng nhận phù hợp
3. BSI – Công ty TNHH BSI Việt Nam
4. Bureau Veritas - Công ty TNHH Bureau Veritas Certification (Việt Nam)
5. Công ty TNHH SGS Việt Nam
6. INTERTEK - Công ty TNHH Intertek Việt Nam
7. Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng 2 (QUATEST 2)
8. TUV- Công ty TNHH TUV NORD Việt Nam
9. Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng 3 (QUATEST 3)
10. Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng 1 (QUATEST 1)
Chi phí chứng nhận ISO sẽ tùy thuộc theo tổ chức chứng nhận và có thể khác nhau đáng kể. Tổ chức chứng nhận sẽ thực hiện đánh giá và cấp chứng nhận cho doanh nghiệp. Đánh giá chứng nhận được thực hiện theo chu kỳ 03 năm và sẽ bao gồm chi phí của các dịch vụ sau:
Chi phí chứng nhận là tiêu chí quan trọng để chọn tổ chức chứng nhận nhưng kinh nghiệm của chúng tôi cho thấy rằng tổ chức chứng nhận có chi phí cao có thể không nhất thiết cung cấp dịch vụ tốt nhất và có thể không phải là lựa chọn tốt khi xét đến giá trị chi phí bỏ ra và lợi ích đạt được của doanh nghiệp.
Vì vậy, để tìm được tổ chức uy tín và phù hợp với quy mô của tổ chức, hãy tham khảo thêm thông tin và các bên liên quan để có lựa chọn đúng đắn nhất.
Công Cụ Lean: Giải Pháp Tối Ưu Năng Suất & Chất Lượng Cho Ngành Dệt May
Tại Việt Nam, Lean đã được giới thiệu đến các công ty dệt may từ năm 2006 và mang lại những kết quả đáng kể. Các doanh nghiệp dệt may như Tổng Công ty CP Dệt may Hòa Thọ, Tổng Công ty May 10, và Tổng Công ty May Nhà Bè đã áp dụng Lean và đạt được những kết quả ấn tượng.
Kết Hợp Kaizen Và 5S Cho Công Ty Quy Mô Vừa Và Nhỏ
Kaizen và 5S sẽ giảm thời gian sản xuất bằng cách cải thiện năng suất; sử dụng hiệu quả không gian, thời gian, chi phí, năng lượng và các nguồn lực khác trong công ty.
Ví dụ Áp dụng LEAN điển hình cho công ty sản xuất linh kiện, ngành công nghiệp phụ trợ
Cải thiện hệ thống và quy trình sản xuất/kinh doanh. Hợp lý hóa và tối ưu hóa các bước thực hiện đơn hàng và sản xuất từ lúc nhập đơn hàng cho đến sản xuất đến giao hàng. Tăng năng suất và giảm thời gian thực hiện.
5 lợi ích của việc đánh giá rủi ro dựa trên nhiệm vụ
Đánh giá rủi ro là một yêu cầu cơ bản về sức khỏe và an toàn trong bất kỳ loại hình tổ chức nào. Dưới đây là 5 lý do để đưa đánh giá rủi ro dựa trên nhiệm vụ vào chương trình đào tạo cốt lõi của tổ chức.
Các định dạng và mẫu được sử dụng cho An toàn, Sức khỏe và Môi trường trong TPM
Một số định dạng và mẫu phổ biến được sử dụng trong quản lý SHE trong Nâng cao hiệu suất tổng thể thiết bị (TPM).
50 Công Ty Thực Hiện TPM Thành Công Và Kết Quả Đạt Được
50 công ty đã áp dụng TPM và đạt được hiệu quả. Tham khảo thêm mục tiêu và kết quả họ đạt được.
Lean và Six Sigma: Chọn phương pháp nào?
Cả Lean và Six Sigma đều mang lại hiệu quả cho doanh nghiệp, nhưng nếu phải chọn thì cần phương pháp nào hơn?
Áp Dụng Kaizen: Nhà Máy Sản Xuất Thiết Bị Ngành Nhựa
Tham khảo cách nhà máy sản xuất thiết bị ngành nhựa gia tăng năng suất bằng cách áp dụng KAIZEN
Lên kế hoạch và ra quyết định theo phong cách "ông lớn"
Mệt mỏi vì quyết định (decision fatigue) là thuật ngữ dùng để mô tả sự căng thẳng về tinh thần và cảm xúc mà chúng ta cảm thấy khi phải đưa ra quá nhiều lựa chọn trong một khoảng thời gian quá ngắn.
Mẫu ra quyết định là gì?
Mẫu ra quyết định là danh sách những ưu và nhược điểm. Vấn đề là trong thế giới ngày nay, với đầy những ràng buộc về ngân sách và thời hạn của dự án, điều này thường là không đủ. Chúng ta cần các mẫu được thiết kế để giúp chúng ta đưa ra những quyết định sáng suốt và chính xác.