Tổng tiền:
Liên hệ
Mô tả/ Lợi ích
Thông tin chi tiết
Một số lĩnh vực và cơ sở BẮT BUỘC phải thực hiện kiểm kê nhà kính theo Quyết định số:01/2022/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ ban hành ngày 18/1/2022. Đây là yêu cầu tất yếu khi năm 2022 được coi là đáng chú ý đối với sự gia tăng các yêu cầu kiểm kê khí nhà kính. Các công ty trên khắp thế giới đã nhận thấy các yêu cầu pháp lý quan trọng đang được triển khai hoặc đề xuất, các cải tiến đối với yêu cầu mua hàng của doanh nghiệp và các yêu cầu chấm điểm công bố thông tin liên tục của nhà đầu tư. Việt Nam cũng nhanh chóng ban hành các quy định liên quan như: Nghị định số 06/2022/NĐ-CP quy định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ôzôn ban hành ngày 7/1/2022.
Kiểm kê khí nhà kính (Greenhouse Gas Audit) là quá trình xác minh và đánh giá các thông tin và dữ liệu liên quan đến lượng khí nhà kính (Greenhouse Gas - GHG) mà một tổ chức, doanh nghiệp, hoặc cơ sở sản xuất, tiêu thụ hoặc phát thải ra môi trường (được tính trong phạm vi xác định và trong một năm). Mục tiêu của kiểm kê khí nhà kính là xác minh tính chính xác và đáng tin cậy của các thông tin về phát thải khí nhà kính và loại bỏ khí nhà kính.
Khí nhà kính (Greenhouse Gas) là một loại khí tự nhiên hoặc nhân tạo có khả năng bắt giữ nhiệt độ và tạo ra hiệu ứng nhà kính trong bầu khí quyển của Trái Đất. Hiệu ứng nhà kính là hiện tượng khi các khí nhà kính bắt giữ nhiệt độ và làm cho nhiệt độ trái đất tăng lên, gây ra biến đổi khí hậu và sự tăng nhiệt độ trái đất. Các khí nhà kính chính trong bầu khí quyển bao gồm: CO2, CH4, N20, hơi nước, khí HFCs, PFCs, SF6, NF3.
Báo cáo kiểm kê khí nhà kính chứng minh trách nhiệm của tổ chức thực hiện theo đúng quy định phát luật Việt Nam
Đáp ứng kiểm tra hành chính, tránh án phạt: kiểm kê khí nhà kính giúp đáp ứng các yêu cầu kiểm tra hành chính từ cơ quan quản lý, doanh nghiệp có thể tránh được án phạt hoặc hậu quả pháp lý tiềm ẩn do vi phạm quy định liên quan đến khí nhà kính.
Tuân thủ quy định: Nhiều quốc gia và khu vực đã áp dụng quy định về báo cáo và giám sát khí nhà kính. Chứng nhận kiểm kê khí nhà kính giúp đảm bảo rằng tổ chức tuân thủ các quy định này và có khả năng tuân thủ trong tương lai.
Đáp ứng yêu cầu xuất khẩu: Nhiều quốc gia yêu cầu các sản phẩm xuất khẩu tuân thủ các quy định về khí nhà kính. Thực hiện kiểm kê khí nhà kính giúp đảm bảo rằng sản phẩm đáp ứng các tiêu chuẩn này, tạo điều kiện thuận lợi cho việc xuất khẩu và mở rộng thị trường.
Thuận lợi vay vốn từ các ngân hàng nước ngoài: Các tổ chức tài chính quốc tế thường đánh giá rủi ro môi trường và xã hội khi cung cấp vốn cho các doanh nghiệp. Việc thực hiện kiểm kê khí nhà kính và có các biện pháp giảm thiểu tác động môi trường có thể tăng khả năng đáp ứng các tiêu chí này, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho việc vay vốn từ các ngân hàng nước ngoài.
Tăng tính cạnh tranh: Doanh nghiệp thực hiện kiểm kê khí nhà kính thường có thể sử dụng kết quả này để quảng bá và tạo điểm khác biệt tích cực trong các chiến lược marketing, tăng cường hình ảnh công ty và thu hút khách hàng quan tâm đến các sản phẩm và dịch vụ có tác động môi trường ít.
Giúp định hướng chiến lược: Kết quả từ kiểm kê khí nhà kính có thể cung cấp thông tin quan trọng về lượng khí nhà kính sản xuất ra từ các hoạt động của tổ chức để hoạch định các chiến lược giảm thiểu tác động môi trường, tối ưu hóa quy trình sản xuất và tăng hiệu suất.
Thúc đẩy nghiên cứu và phát triển: tìm ra các phương pháp mới giảm thiểu khí nhà kính và tối ưu hóa quá trình sản xuất, không chỉ mang lại lợi ích cho tổ chức mà còn đóng góp vào sự tiến bộ của ngành công nghiệp và cộng đồng.
Hầu hết các tổ chức/doanh nghiệp kinh doanh hoặc cơ sở sản xuất có hoạt động phát thải khí nhà kính đều cần có chứng nhận kiểm kê khí nhà kính. Tuy nhiên theo Quyết định số 01/2022/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 18/1/2022, những lĩnh vực sau đây BẮT BUỘC phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính:
1. Năng lượng
2. Giao thông vận tải
Tiêu thụ năng lượng trong giao thông vận tải.
3. Xây dựng
4. Các quá trình công nghiệp
5. Nông nghiệp, lâm nghiệp và sử dụng đất
6. Chất thải
Theo Nghị định 06/2022/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 07/1/2022 quy định xây dựng và cập nhật danh mục lĩnh vực, cơ sở phải kiểm kê khí nhà kính là cơ sở có mức phát thải khí nhà kính hàng năm từ 3.000 tấn CO2 tương đương trở lên hoặc thuộc một trong các trường hợp sau:
Quy định tại Điều 91, mục 7 trong Luật bảo vệ môi trường năm 2020:
TT | Trách nhiệm của cơ sở phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính | Thời gian | Cơ quan quản lý |
1 | Tổ chức thực hiện kiểm kê khí nhà kính, xây dựng và duy trì hệ thống cơ sở dữ liệu phát thải khí nhà kính và gửi kết quả kiểm kê khí nhà kính. | 2 năm/lần | Bộ Tài nguyên và Môi trường |
2 | Xây dựng, thực hiện kế hoạch giảm nhẹ phát thải khí nhà kính; thực hiện lồng ghép hoạt động giảm nhẹ phát thải khí nhà kính với chương trình quản lý chất lượng, chương trình sản xuất sạch hơn, chương trình bảo vệ môi trường của cơ sở. | Hàng năm | Bộ Tài nguyên và Môi trường |
3 | Lập báo cáo mức giảm phát thải khí nhà kính để thực hiện kế hoạch giảm nhẹ phát thải khí nhà kính của cơ sở theo hệ thống đo đạc, báo cáo, thẩm định. | Hàng năm | Bộ Tài nguyên và Môi trường và các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có liên quan trước ngày 31/12. |
* Đối với các công ty đại chúng khác, trong Thông tư số 96/2020/TT-BTC có quy định về báo cáo thường niên theo mẫu tại Phụ lục IV ban hành kèm thông tư, trong phần 6 có báo cáo tác động liên quan đến môi trường và xã hội của công ty. Trong đó 6.1. Tác động lên môi trường có yêu cầu báo cáo về:
OMPQI là một tổ chức uy tín chuyên về Năng suất Xanh và cải thiện chất lượng. Dịch vụ kiểm kê khí nhà kính của OMPQI được thiết kế để hỗ trợ các tổ chức trong việc:
Bước 1: Thiết lập phạm vi và ranh giới của tổ chức và phạm vi báo cáo
Bước 2: Thiết lập năm cơ sở
Xác định năm cơ sở là năm mà tổ chức sẽ sử dụng làm điểm tham chiếu để đo lường tiến trình giảm khí nhà kính và so sánh với các năm sau này.
Bước 3: Thực hiện kiểm kê khí nhà kính
Bước 4: Quản lý chất lượng kiểm kê khí nhà kính
Bước 5: Xây dựng nội dung báo cáo khí nhà kính
Bước 6: Thẩm định báo cáo khí nhà kính
Thẩm định kiểm kê khí nhà kính (Greenhouse Gas Verification) là quá trình độc lập và khách quan nhằm xác minh và đánh giá tính chính xác của dữ liệu về phát thải và loại bỏ khí nhà kính của một tổ chức hoặc cơ sở. Quá trình thẩm định này thường được tiến hành bởi một bên thứ ba (như OMPQI) là tổ chức độc lập không có quan hệ lợi ích với tổ chức hoặc đơn vị đang được kiểm kê. Phương pháp và quy trình kiểm kê nhà kính sẽ được tuân thủ theo các quy định, tiêu chuẩn do cơ quan có thẩm quyền ban hành (ví dụ như: tiêu chuẩn ISO 14064, TCVN ISO 14065:2016...).
Quá trình thẩm định kiểm kê khí nhà kính giúp đảm bảo tính minh bạch, đáng tin cậy và khách quan trong việc báo cáo và quản lý khí nhà kính. Đồng thời hỗ trợ việc tuân thủ các quy định và tiêu chuẩn liên quan đến biến đổi khí hậu và quản lý môi trường tại quốc gia và trên thế giới.
Một số lĩnh vực và cơ sở BẮT BUỘC phải thực hiện kiểm kê nhà kính theo Quyết định số:01/2022/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ ban hành ngày 18/1/2022. Nhiều tổ chức cũng đang dần tự nguyện tham gia thực hiện để gia tăng uy tín với khách hàng và đối tác vì môi trường và biến đổi khí hậu đang là vấn đề quốc tế, toàn thế giới đều quan tâm và chung tay giải quyết.
Để đánh giá, đưa ra các minh chứng công bằng và minh bạch nhất về việc tổ chức, cơ sở sản xuất đã thực hiện theo đúng quy định của nhà nước và theo thông lệ quốc tế. Ngoài ra, thẩm định kiểm kê khí nhà kính còn giúp tổ chức đối mặt với biến đổi khí hậu, khuyến khích giảm phát thải và cải thiện quản lý môi trường, đóng góp vào nỗ lực toàn cầu để bảo vệ môi trường và giữ cho hành động con người trở nên bền vững hơn.
Tài liệu liên quan
Dịch vụ liên quan
Mô tả/ Lợi ích
Tài liệu liên quan
Khách hàng tiêu biểu
Dịch vụ liên quan